Danh mục

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp (Nguyễn Thị Nga) - Chương 3: Kế toán tài sản cố đinh

Số trang: 120      Loại file: ppt      Dung lượng: 1.49 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng chương 3 kế toán tài sản cố định gồm có các nội dung: Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định, phân loại và đánh giá tài sản cố định, kế toán chi tiết tài sản cố định, .... Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp (Nguyễn Thị Nga) - Chương 3: Kế toán tài sản cố đinh CHƯƠNG III KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nội dung nghiên cứu: 3.1. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 3.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ 3.3. Kế toán chi tiết TSCĐ 3.4. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ 3.5. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 3.6. Kế toán hao mòn TSCĐ 3.7. Kế toán sửa chữa TSCĐ 3.8. Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ 1 3.1. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TSCĐ 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý TSCĐ 3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 2 Tài liệu học tập  Chương 4 - Giáo trình Kế toán tài chính (Học viện Tài chính)  Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, 04, 05, 06, 16  Chế độ kế toán doanh nghiệp (theo QĐ15)  TT 244 ban hành ngày 31/12/2009  TT 203 ban hành ngày 20/10/2009 3 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý TSCĐ - Khái niệm TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, và thời gian sử dụng lâu dài. - Đặc điểm TSCĐ: + Tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD + Giá trị TSCĐ bị hao mòn và chuyển dịch từng phần vào chi phí SXKD 4 - Yêu cầu quản lý: Về mặt hiện vật: Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng hợp lý, thường xuyên SC TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả SD TSCĐ Về mặt GT: phải theo dõi số vốn bỏ ra ban đầu, phần đã dịch chuyển vào SP, phần còn lại gắn với TSCĐ. 5 3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ • Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. • Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí SXKD trong kì. • Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa, và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. • Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kì hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. 6 3.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐ 3.2.1. Phân loại TSCĐ TSCĐ hữu hình a. Theo hình thái biểu hiện TSCĐ vô hình 7  Khái niệm TSCĐ HH (VAS 03- TSCĐ hữu hình) TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH: 1. DN chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do các tài sản đó mang lại 2. Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy 3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm 4. Có đủ tiêu chuẩn về giá trị theo quy định hiện hành (>10 triệu) 8  Khái niệm TSCĐ vô hình (VAS 04- TSCĐ vô hình) Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình (tương tự như tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH) Đối với TSCĐ vô hình, do rất khó nhận biết một cách riêng biệt nên để ghi nhận là TSCĐ VH cần thỏa mãn đồng thời: - Xét đến các khía cạnh sau: Tính có thể xác định được, Khả năng kiểm soát, Lợi ích kinh tế trong tương lai - Thỏa mãn 4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình 9 TSCĐ tự có b. Theo quyền sở hữu TSCĐ thuê ngoài TSCĐ tự có: -Là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN, được phản ánh trên BCĐKT của DN. -Là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm, hình thành từ nguồn vốn NSNN c ấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, hoặc những TSCĐ được biếu tặng,… TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN, DN đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định. TSCĐ thuê tài chính TSCĐ thuê ngoài: TSCĐ thuê hoạt động 10 - TSCĐ thuê tài chính (VAS 06): Là các TSCĐ đi thuê mà bên cho thuê chuyển giao phần l ớn r ủi ro và l ợi ích g ắn li ền v ới quy ền s ở hữu tài sản cho DN. Theo VAS 06, các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là: 1. Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê đến khi hết thời hạn thuê. 2. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: