Danh mục

Bài giảng Kế toán quản trị 1: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Liên

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 663.05 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của tài liệu Kế toán quản trị 1 được trình bày gồm 5 chương: Tổng quan về Kế toán quản trị; Chi phí và phân loại chi phí; Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận; Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp; Đánh giá trách nhiệm quản lý. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán quản trị 1: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Liên lOMoARcPSD|9326093 Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp CHƯƠNG 0: DỰ TOÁN NGÂN SÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có thể:  Hiểu được dự toán và ý nghĩa của dự toán.  Biết mối quan hệ giữa định mức chi phí tiêu chuẩn và dự toán.  Nắm được qui trình và trình tự lập dự toán.  Soạn thảo được các dự toán: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán nguyên liệu trực tiếp, dự toán lao động trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý, dự toán vốn bằng tiền, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. 1.1. Khái quát về dự toán 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự toán 1.1.1.1. Khái niệm dự toán (Budget) Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng đều phải xây dựng cho mình các chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Dự toán chính là sự cụ thể hóa của các mục tiêu dài hạn, các kế hoạch tổng thể trong một khoảng thời gian xác định. Dự toán là một kế hoạch được tính toán chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện các mục tiêu kinh tế tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động và sử dụng vốn, các nguồn lực khác như con người, tài sản cố định, nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đó. Dự toán được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị, chia thành nhiều cấp độ khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý ở từng thời kỳ khác nhau. 1.1.1.2. Ý nghĩa của dự toán Dự toán có ý nghĩa quan trọng công tác quản trị doanh nghiệp, cụ thể: 93 Downloaded by Tài li?u HUST (hauvu.work@gmail.com) lOMoARcPSD|9326093 Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp - Cung cấp thông tin một cách có hệ thống về toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở từng giai đoạn hay từng thời kỳ nhằm giúp các nhà quản trị biết trước những dự định trong tương lai và mục tiêu cần đạt để chủ động trong các quyết định điều hành, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, khai thác triệt để các yếu tố sản xuất, tránh lãng phí và góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. - Cung cấp các tiêu thức cụ thể để đo lường, đánh giá, kiểm soát mức độ hoạt động của các bộ phận trong từng thời kỳ của doanh nghiệp, đảm bảo kết hợp với các kế hoạch, dự toán của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung toàn doanh nghiệp. - Giúp doanh nghiệp lường trước những khó khăn và những diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh có thể xảy ra để có những phương án điều chỉnh, đối phó kịp thời và đúng đắn. Giúp nhà quản trị có thể dự kiến cách thức huy động vốn, sử dụng các nguồn lực tài chính khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp. - Là căn cứ để phân tích sự biến động chi phí kinh doanh trong kỳ thực hiện, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan của sự biến động chi phí để làm cơ sở cho việc lập dự toán kỳ sau. 1.1.2. Căn cứ lập dự toán - Hệ thống kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp. - Dự toán sản xuất – kinh doanh của các kỳ trước. - Các định mức chi phí tiêu chuẩn. - Phân tích điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp về kinh tế – kỹ thuật. 1.1.3. Phân loại dự toán ngân sách Dự toán của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng tùy theo mục đích và đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà dự toán được chia ra thành các loại khác nhau. 3.1.1.1. Theo tính chất ổn định hay biến động của dự toán Dự toán được chia thành dự toán ngân sách tĩnh và dự toán ngân sách linh hoạt. a. Dự toán ngân sách tĩnh (Fixed Budgets): là dự toán ngân sách được lập trên cơ sở một mức độ hoạt động nhất định của một thời hạn nên việc lập dự toán tương đối giản đơn, nhưng nếu doanh nghiệp hoạt hoạt động ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau thì tính khả thi của dự toán là kém vì nó chỉ ước tính duy nhất cho một mức độ hoạt động mà không tính đến sự điều chỉnh khi hoạt động thay đổi. b. Dự toán ngân sách linh hoạt (Flexible Budgets): là dự toán ngân sách được lập 94 Downloaded by Tài li?u HUST (hauvu.work@gmail.com) lOMoARcPSD|9326093 Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động của doanh nghiệp tương ứng với nhiều mức độ hoạt động khác nhau trong phạm vi giới hạn của một hoạt động. Khi doanh nghiệp hoạt động với nhiều mức độ khác nhau thì việc lập dự toán linh hoạt có phức tạp hơn nhưng nó sẽ giúp nhà quản trị có thể phân tích với các mức độ hoạt động thực tế tương ứng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: