Danh mục

Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2: Dự toán trong đơn vị công

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.77 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2: Dự toán trong đơn vị công. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: dự toán trong đơn vị công và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; kế toán quản trị lập dự toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp; kế toán quản trị lập dự toán ngân sách Nhà nước trung ương;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2: Dự toán trong đơn vị công Chương 2 Dự toán trong đơn vị công Nội dung chương 2 2.1 Dự toán trong đơn vị công và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội . Kế toán quản trị lập dự toán trong 2.2 đơn vị hành chính sự nghiệp . 2.3 Kế toán quản trị lập dự toán ngân sách Nhà nước trung ương 2.1. Dự toán trong đơn vị công và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội • 2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa dự toán trong đơn vị công • 2.1.2. Các loại dự toán trong đơn vị công • 2.1.3. Cơ chế gắn kết lập dự toán với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Khái niệm cơ bản • Lập dự toán NSNN là khâu đầu tiên và là giai đoạn khởi đầu trong một chu trình NSNN ở mỗi quốc gia • Lập dự toán NSNN là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu chi ngân sách của Nhà nước trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm Ý nghĩa của dự toán trong đơn vị công • Huy động và sử dụng các nguồn lực của đơn vị phù hợp và hiệu quả • Tạo điều kiện quản lý thu, chi trong khâu thực hiện, khâu đánh giá và quyết toán ngân sách được hữu hiệu Các loại dự toán trong đơn vị công • Dự toán thu • Dự toán chi • Dự toán kết quả hoạt động Cơ chế gắn kết lập dự toán với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội • Khái niệm Bản kế hoạch phát triển KTXH là bản kế hoạch đánh giá thực trạng và xác định được mục tiêu, nguồn lực tốt trên hai góc độ định tính và định lượng Cơ chế gắn kết lập dự toán với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội • 7 Yêu cầu • 4 Vai trò Cơ chế gắn kết lập dự toán với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội • Mối quan hệ lập dự toán và KH phát triển KTXH: là 2 mặt của phạm trù quản lý kinh tế của Nhà nước, có mối quan hệ biện chứng, khách quan, không thể tách rời 2.2. Kế toán quản trị lập dự toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp • 2.2.1. Cơ sở lập dự toán • 2.2.2. Trình tự lập dự toán • 2.2.3. Phương pháp lập dự toán 2.2.1. Cơ sở lập dự toán Kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ Tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác của năm hiện hành Yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch Quy chế tài chính nội bộ của đơn vị 2.2.2. Trình tự lập dự toán Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I Các đơn vị dự toán cấp I xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp 2.2.3. Phương pháp lập dự toán - Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ - Phương pháp lập dự toán trên cơ sở không dựa trên quá khứ 2.3. Kế toán quản trị lập dự toán ngân sách Nhà nước trung ương • 2.3.1. Cơ sở lập dự toán • 2.3.2. Trình tự lập dự toán • 2.3.3. Phương pháp lập dự toán 2.3.1. Cơ sở lập dự toán • Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp, hoạt động ANQP • Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội • Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng • Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. • Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên kỳ báo cáo 2.3.2. Trình tự lập dự toán • Căn cứ vào QĐ của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN • Các đơn vị dự toán cơ sở lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cho đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan Tài chính • Cơ quan Tài chính xem xét và điều chỉnh lại cho phù hợp, đề nghị cơ quan quyền lực NN đồng cấp chính thức phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị. 2.3.3. Phương pháp lập dự toán • Việc lập dự toán NSNN được dựa trên các giả định thực tế, không tính quá cao các chỉ tiêu về thu ngân sách, không tính quá thấp các khoản chi bắt buộc để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch NSNN • Các bước lập dự toán NSNN hàng năm: - Cách tiếp cận từ trên xuống: + Xác định tổng các nguồn lực sẵn có cho chi tiêu công cộng + Hình thành số kiểm tra về thu chi cho các Bộ, địa phương và các đơn vị + Thông báo số kiểm tra cho các bộ, địa phương, đơn vị 2.3.3. Phương pháp lập dự toán • Các bước lập dự toán NSNN hàng năm: - Cách tiếp cận từ dưới lên: Các bộ, địa phương, đơn vị đề xuất ngân sách của mình trên cơ sở các hướng dẫn - Trao đổi, đàm phán và thương lượng Đàm phán ngân sách giữa các Bộ, đơn vị với cơ quan tài chính là quá trình quan trọng để xác định dự toán ngân sách cuối cùng trình lên cơ quan lập pháp trên cơ sở đạt được sự nhất quán giữa mục tiêu và nguồn lực sẵn có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: