Danh mục

Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán công

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 993.32 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán công" được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức tổng quan về kế toán công, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán công Bài 1: Tổng quan về kế toán công BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÔNG Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này giới thiệu các vấn đề tổng quan về kế toán công, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Mục tiêu  Giúp sinh viên hiểu về tài chính công và bộ máy quản lí tài chính Nhà nước;  Giúp sinh viên nắm được khái niệm, ý nghĩa các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước;  Giúp sinh viên nắm được nguyên tắc và quy trình thu, chi ngân sách Nhà nước;  Giúp sinh viên nắm được khái niệm kế toán công;  Giúp sinh viên nắm được tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 1 Bài 1: Tổng quan về kế toán công Tình huống dẫn nhập Làm kế toán cho cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước Ông PTL là kế toán viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp. Đầu năm 2015, ông PTL được tuyển dụng vào bộ phận kế toán của một trường đại học công lập, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, đảm nhận kế toán nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí của trường… Kế toán trong các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước có gì khác biệt so với kế toán trong các doanh nghiệp? Kinh nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp có giúp ích gì cho ông PTL trong công việc mới? 2 TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 1.1. Tài chính công và hệ thống quản lý tài chính Nhà nước 1.1.1. Tài chính công Tài chính công bao hàm toàn bộ các hoạt động thu, chi bằng tiền của Nhà nước; Tài chính công phản ánh quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước với xã hội. Tài chính công luôn gắn với các hoạt động kinh tế của khu vực Nhà nước và thể hiện mục tiêu và chức năng của Nhà nước. 1.1.2. Hệ thống quản lí tài chính Nhà nước Bộ máy quản lí tài chính Nhà nước bao gồm nhiều cơ quan chức năng, và được phân chia thành nhiều cấp khác nhau, tương ứng với từng cấp tổ chức chính quyền, tổ chức bộ máy Nhà nước, mục tiêu của hoạt động quản lí Nhà nước nói chung. Hệ thống quản lí tài chính Nhà nước có thể được xem xét dưới các góc độ sau:  Quản lí tài chính Nhà nước theo tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước Các cấp ngân sách: o Ngân sách trung ương; o Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; o Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; o Ngân sách xã, phường, thị trấn.  Quản lí tài chính Nhà nước theo chức năng của các cơ quan Nhà nước o Cơ quan tài chính từ trung ương đến địa phương; o Cơ quan kho bạc Nhà nước; o Cơ quan thu ngân sách Nhà nước; o Cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước 1.2. Thu, chi ngân sách Nhà nước 1.2.1. Thu ngân sách Nhà nước 1.2.1.1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước Thu ngân sách Nhà nước là mọi khoản tiền mà Nhà nước thu được theo các chính sách, pháp luật Nhà nước liên quan đến việc tạo lập các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:  Thực thu ngân sách Nhà nước: các khoản thu mà Nhà nước không có nghĩa vụ hoàn trả (thuế, phí, lệ phí…).  Tạm thu ngân sách Nhà nước: tạm thời sử dụng và phải hoàn trả trong niên độ ngân sách (vay Kho bạc, vay ngân hàng Nhà nước…). TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 3 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 1.2.1.2. Nội dung thu ngân sách Nhà nước Thu ngân sách Nhà nước thường bao gồm các khoản thu chủ yếu sau:  Thu từ thuế, phí, lệ phí;  Thu từ các hoạt động kinh tế Nhà nước;  Thu từ các khoản đóng góp, viện trợ;  Thu khác theo quy định của pháp luật. 1.2.1.3. Quy trình thu ngân sách Nhà nước Các đối tượng tham gia vào quy trình thu ngân sách Nhà nước thường bao gồm: cơ quan thu (có chức năng quản lí khoản thu), cơ quan kho bạc Nhà nước (chức năng kho quỹ), đối tượng nộp ngân sách (theo nghĩa vụ), ngân hàng (ngân hàng mà đối tượng nộp ngân sách mở tài khoản để giao dịch). Quy trình thu cơ bản có thể được khái quát qua mô hình sau: 1.2.2. Chi ngân sách Nhà nước 1.2.2.1. Nội dung chi ngân sách Nhà nước  Chi phát triển kinh tế - xã hội;  Chi bảo đảm quốc phòng, an ninh;  Chi hoạt động bộ máy Nhà nước;  Chi trả nợ của Nhà nước;  Chi viện trợ, tài trợ;  Chi khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2.2. Điều kiện và nguyên tắc chi ngân sách Nhà nước Các khoản chi cần đáp ứn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: