Danh mục

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 892.92 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương" với mục tiêu cung cấp đến người học kiến thức về ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán; các hình thức tiền lương; kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động; kế toán các khoản trích theo lương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH BÀI 3 THEO LƯƠNG Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kế toán tài chính, Chủ biên GS.TS Đặng Thị Loan, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân 2011. 2. Bài tập kế toán tài chính, Chủ biên PGS.TS Phạm Quang, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân 2013. 3. Chuẩn mực số 02 về Hàng tồn kho. 4. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006 của Bộ Tài chính.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán  Các hình thức tiền lương  Kế toán tiền lương,tiền thưởng và thanh toán với người lao động  Kế toán các khoản trích theo lương Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:  Trình bày được các khái niệm về: Tiền lương; quỹ tiền lương của doanh nghiệp; các khoản (quỹ) trích theo lương , quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.  Phân biệt được các hình thức tiền lương phổ biến.  Nắm vững mục đích sử dụng cũng như nguồn hình thành (tỷ lệ trích lập) của các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN.  Nắm vững nội dung kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, các khoản phải trả người lao động và các quỹ trích theo lương. NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 31 Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tình huống dẫn nhập Chị Nguyễn Thị Lan là công nhân may của công ty may An Lạc thuộc nhóm 2, bậc 4 của thang lương A2 được quy định trong Nghị định 205/2004/NĐ-CP có hệ số lương cơ bản là 2,9; hệ số phụ cấp khu vực 0,2; phụ cấp chức vụ 0,2; hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu của công ty An Lạc là 0,4. Số ngày làm việc thực tế của chị Lan là 20 ngày, số ngày làm việc theo chế độ là 22 ngày, mức tiền lương tối thiểu theo chế độ 1.150.000 đồng.  Giả sử trong tháng 3 năm N, kết quả hạch toán thời gian lao động của chị Lan là: o Số công làm việc hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp: 25 công (trong đó công làm thêm giờ: 10 công). o Số công làm việc hưởng lương theo thời gian: 4 công. o Số ngày nghỉ ốm hưởng bảo hiểm ( trợ cấp 100% lương): 3 công. o Số ngày được hưởng tiền ăn ca: 19 ngày, mức trợ cấp tiền ăn ca: 50.000 đồng/ngày.  Kết quả của chị Lan: Số sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn tính lương là 3000 sản phẩm, trong đó số sản phẩm làm thêm là 1000 sản phẩm, đơn giá bình thường là 2000 đồng/sản phẩm, đơn giá làm thêm giờ là 3000 đồng/sản phẩm. 1. Hãy xác định tiền lương tháng của chị Lan trong trường hợp chị Lan hưởng lương theo thời gian. 2. Xác định các khoản trích theo lương của chị Lan. 3. Hãy xác định thu nhập ban đầu và thu nhập sau khi khấu trừ các khoản trích theo lương của chị Lan. 32 NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán 3.1.1. Ý nghĩa Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị và gọi là tiền lương. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. 3.1.2. Nhiệm vụ hạch toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp  Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động.  Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất - kinh doanh, các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: