Danh mục

Bài giảng Kế toán tài chính nâng cao: Phần 2

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 477.56 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Kế toán tài chính nâng cao: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: kế toán đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán tài chính nâng cao: Phần 2 88 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN ĐẦU TƯ VÀO CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT, LIÊN DOANH Đối tượng chương: 1. Tổng quan về kế toán đầu tư vào các công ty liên kết 2. Báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư 3. Báo cáo tài chính hợp nhất 4. Các giao dịch theo chiều ngược và theo chiều xuôi 5. Các vấn đề khác của kế toán đầu tư vào công ty liên kết 6. Tổng quan về liên doanh và công ty đồng kiểm soát 7. Các giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và liên doanh 8. Đối xử kế toán cho công ty liên doanh Các chương trước, chúng ta đã thảo luận việc lập các bảng cân đối kế toán hợp nhất. Chương này chúng ta thảo luận hai vấn đề lớn là (1) kế toán đầu tư vào các công ty liên kết và (2) kế toán cho các liên doanh. 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN ĐẦU TƯ VÀO CÁC CÔNG TY Một số định nghĩa quan trọng từ chuẩn mực VAS 07 và IAS 28 “Đầu tư vào các công ty liên kết (Investment in associates) và thông tư 202/2014 như sau: Công ty liên kết (Associate) là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư. Ảnh hưởng đáng kể (Significant influence) là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó. Kiểm soát (Control) là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động của doanh nghiệp đó. Công ty con (Subsidiary) là một doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ) Phương pháp vốn chủ sở hữu (Equity method) là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư. Tài sản thuần (Net assets) là giá trị của tổng tài sản trừ (-) nợ phải trả. VAS 07 và IAS 28 yêu cầu tất cả các khoản đầu tư vào công ty liên kết đều được kế toán sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu, trừ khi các khoản đầu tư được phân loại là giữu để bán (Held for sale) phù hợp với IFRS 5. Phương pháp vốn chủ sở hữu cho kế toán đầu tư vào công ty liên kết Ở các chương trước, chúng ta đã thảo luận về kế toán các khoản đầu tư dưới 20% vào công ty được đầu tư. Theo IAS, kế toán cho các khoản đầu tư này dùng phương pháp giá thị 89 trường và cổ tức nhận được, được ghi nhận là thu nhập khi nhận được nó. Một khi nhà đầu tư có ảnh hưởng quan trọng (significant influence), được định nghĩa là đầu tư trên 20% số vốn có quyền biểu quyết, phương pháp giá trị trường sẽ không phản ánh mối liên hệ giữa nhà đầu tư và công ty được đầu tư. Trong những trường hợp đầu tư như vậy IAS và VAS yêu cầu nhà đầu tư phải sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu. Theo phương pháp này, khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư. Khoản được phân chia từ bên nhận đầu tư phải kết toán giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư. Việc điều chỉnh giá trị ghi sổ cũng phải được thực hiện khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự thay đổi vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng không được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Những thay đổi trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư có thể bao gồm những khoản phát sinh từ việc đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ và những điều chỉnh các chênh lệch phát sinh khi hợp nhát kinh doanh. Phương pháp giá gốc (Cost method) Theo phương pháp giá gốc, nhà đầu tư ghi nhận ban đầu khoản đầu tư theo giá gốc. Nhà đầu tư chỉ hạch toán vào thu nhập trên báo cáo kết quả kinh doanh khoản được chia từ lợi nhuận thuần lũy kế của bên nhận đầu tư phát sinh sau ngày đầu tư. Các khoản khác mà nhà đầu tư nhận được ngoài lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi các khoản đầu tư và được ghi nhận là khoản giảm trừ giá gốc đầu tư. 2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH RIÊNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ VAS 07 yêu cầu trong báo cáo tài chính của riêng nhà đầu tư, khoản đầu tư vào công ty liên kết được kế toán theo phương pháp giá gốc. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 28 đưa ra rõ ràng như sau: Nếu một nhà đầu tư phát hành báo cáo tài chính hợp nhất (vì họ có các công ty con), một khoản đầu tư trong công ty liên kết được kế toán và báo cáo trong các báo cáo tài chính riêng biệt của nó theo một trong hai cách: a) Kế toán theo phương pháp giá gốc hoặc b) Theo chuẩn mực IAS 29 “Các công cụ tài chính” Nếu một nhà đầu tư không phát hành báo cáo tài chính hợp nhất (do nó không có các công ty con), có một khoản đầu tư vào công ty liên kết thì nhà đầu tư sẽ sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu (equity method) trong báo cáo tài chính của nhà đầu tư. 3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VAS 07 yêu cầu trong báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư, khoản đầu tư vào công ty liên kết được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, trừ khi: a) Khoản đầu tư này dự kiến sẽ được thanh lý trong tương lai gần (dưới 12 tháng); hoặc 90 b) Công ty liên kết hoạt động theo các quy định hạn chế khắt khe dài hạn làm cản trở đáng kể việc chuyển giao vốn cho nhà đầu tư. Trường hợp này, các khoản đầu tư được phản ánh theo giá gốc trong báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư. Việc ghi nhận thu nhập dựa trên cơ sở lợi nhuận được chia có thể không phản ánh đầy đủ thu nhập mà nhà đầu tư được hưởng từ khoản đầu tư vào công ty liên kết vì khoản lợi nhuận được chia đó có thể không phản ánh đúng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: