Bài giảng Kế toán tài chính: Phần 2 – ĐH CNTT&TT
Số trang: 62
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,013.98 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của bài giảng "Kế toán tài chính" gồm có các nội dung như: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; hạch toán thành phẩm, tiêu thụ sản phẩm; hạch toán và phân phối kết quả kinh doanh; báo cáo kế toán tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán tài chính: Phần 2 – ĐH CNTT&TT Chương 5 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 5.1.1 Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 5.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm đặc trưng nhất định. Có nhiều cách phân loại khác nhau, lựa chọn tiêu thức phân loại nào tuỳ thuộc voà yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. Theo công dụng, tính chất kinh tế của chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,… sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. Không tính vào các khoản này những chi phí nguyên liệu, vật liệu vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho lĩnh vực ngoài sản suất Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất, bao gồm: + Chi phí sản xuất chung cố định:là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. + Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Gồm: 99 + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí lao vụ dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Theo nội dung kinh tế Theo cách phân loại này những chi phí có nội dung kinh tế thì được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, bất kể chi phí đó phát sinh ở đâu và nơi nào gánh chịu. Đồng thời chỉ tính chi phí phát sinh lần đầu, không tính những chi phí luân chuyển nội bộ. Theo chế độ hiện hành gồm: Chi phi nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí KHTSCĐ Chi phí lao vụ dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 5.2 Giá thành sản phẩm Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biều hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Phân loại giá thành sản phẩm: Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành + Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch + Giá thành định mức: giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất. Song giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định của kỳ kế hoạch. + Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. 100 Theo phạm vi chi phí + Giá thành sản xuất: phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. + Giá thành tiêu thụ: phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 5.3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí Đối tượng chi phí sản xuất chính là giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí người ta căn cứ vào: + Quy trinh công nghệ sản xuất sản phẩm + Đặc điểm tổ chức sản xuất + Loại hình sản xuất + Yêu cầu quản lý, yêu cầu tính giá thành Phương pháp hạch toán chi phí Phương pháp trực tiếp: Áp dụng với những chi phí liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí. Theo phương pháp này người ta căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng kê chứng từ gốc cùng loại để ghi trực tiếp vào chi tiết liên quan của các tài khoản chi phí Phương pháp gián tiếp: Áp dụng với những chi phí liên quan đến 2 đối tượng tập hợp chi phí trở lên Trình tự: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh chi phí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán tài chính: Phần 2 – ĐH CNTT&TT Chương 5 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 5.1.1 Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 5.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm đặc trưng nhất định. Có nhiều cách phân loại khác nhau, lựa chọn tiêu thức phân loại nào tuỳ thuộc voà yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. Theo công dụng, tính chất kinh tế của chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,… sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. Không tính vào các khoản này những chi phí nguyên liệu, vật liệu vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho lĩnh vực ngoài sản suất Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất, bao gồm: + Chi phí sản xuất chung cố định:là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. + Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Gồm: 99 + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí lao vụ dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Theo nội dung kinh tế Theo cách phân loại này những chi phí có nội dung kinh tế thì được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, bất kể chi phí đó phát sinh ở đâu và nơi nào gánh chịu. Đồng thời chỉ tính chi phí phát sinh lần đầu, không tính những chi phí luân chuyển nội bộ. Theo chế độ hiện hành gồm: Chi phi nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí KHTSCĐ Chi phí lao vụ dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 5.2 Giá thành sản phẩm Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biều hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Phân loại giá thành sản phẩm: Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành + Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch + Giá thành định mức: giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất. Song giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định của kỳ kế hoạch. + Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. 100 Theo phạm vi chi phí + Giá thành sản xuất: phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. + Giá thành tiêu thụ: phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 5.3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí Đối tượng chi phí sản xuất chính là giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí người ta căn cứ vào: + Quy trinh công nghệ sản xuất sản phẩm + Đặc điểm tổ chức sản xuất + Loại hình sản xuất + Yêu cầu quản lý, yêu cầu tính giá thành Phương pháp hạch toán chi phí Phương pháp trực tiếp: Áp dụng với những chi phí liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí. Theo phương pháp này người ta căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng kê chứng từ gốc cùng loại để ghi trực tiếp vào chi tiết liên quan của các tài khoản chi phí Phương pháp gián tiếp: Áp dụng với những chi phí liên quan đến 2 đối tượng tập hợp chi phí trở lên Trình tự: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh chi phí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán tài chính Bài giảng Kế toán tài chính Hạch toán chi phí sản xuất Hạch toán thành phẩm Phân phối kết quả kinh doanh Báo cáo kế toán tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
72 trang 371 1 0
-
Hành vi tổ chức - Bài 1: Tổng quan về hành vi tổ chức
16 trang 277 0 0 -
3 trang 239 8 0
-
Hành vi tổ chức - Bài 5: Cơ sở của hành vi nhóm
18 trang 212 0 0 -
100 trang 187 1 0
-
104 trang 186 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân biên
112 trang 159 0 0 -
Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ThS. Nguyễn Quốc Nhất
9 trang 159 0 0 -
65 trang 146 0 0
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán (Lê Thị Minh Châu) - Chuyên đề 1 Tổng quan về kế toán
11 trang 139 0 0