Bài giảng Kế toán tài chính: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
Số trang: 118
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.55 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Kế toán tài chính gồm 10 chương với những nội dung chi tiết về các phần hành kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Sau đây là phần 2 của bài giảng trình bày nội dung của 5 chương tiếp theo: chương 6 kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, chương 7 kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, chương 8 kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả, chương 9 kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả, chương 10 báo cáo tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán tài chính: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc Chương 6 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên phương pháp tập hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên vào chi phí sản xuất kinh doanh; tổng hợp các nghiệp vụ thanh toán tiền lương, các khoản phải trả công nhân viên và các khoản phải trả theo lương. 6.1. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 6.1.1. Ý nghĩa của tiền lương a. Khái niệm tiền lương Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để bảo đảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. b. Ý nghĩa của tiền lương Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương. 6.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận một cách chính xác kịp thời. - Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng. - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên kinh tế phân xưởng và các phòng, ban liên quan thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy định. - Lập các báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác. - Tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 98 - Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. 6.2. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG 6.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương theo thời gian có thể chia ra: - Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. - Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc Tiền lương tháng x 12 (tháng) Tiền lương tuần = 52(tuần) - Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng - Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc Tiền lương ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày Hình thức trả lương theo thời gian thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - kế toán. Hình thức trả lương này mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất, chưa khuyến khích được tinh thần hăng hái làm việc của người lao động. 6.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, trả theo sản phẩm luỹ tiến. - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế được căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất nhân (x) đơn giá tiền lương quy định cho 1 sản phẩm (hình thức này áp dụng đối với bộ phân công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm). - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: áp dụng để trả lương cho bộ phận nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất trên cơ sở năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. - Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng nâng cao chất lượng, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí). Nhờ đó, người lao động quan tâm hơn đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động. 99 - Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: là việc trả lương trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán tài chính: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc Chương 6 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên phương pháp tập hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên vào chi phí sản xuất kinh doanh; tổng hợp các nghiệp vụ thanh toán tiền lương, các khoản phải trả công nhân viên và các khoản phải trả theo lương. 6.1. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 6.1.1. Ý nghĩa của tiền lương a. Khái niệm tiền lương Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để bảo đảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. b. Ý nghĩa của tiền lương Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương. 6.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận một cách chính xác kịp thời. - Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng. - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên kinh tế phân xưởng và các phòng, ban liên quan thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy định. - Lập các báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác. - Tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 98 - Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. 6.2. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG 6.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương theo thời gian có thể chia ra: - Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. - Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc Tiền lương tháng x 12 (tháng) Tiền lương tuần = 52(tuần) - Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng - Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc Tiền lương ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày Hình thức trả lương theo thời gian thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - kế toán. Hình thức trả lương này mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất, chưa khuyến khích được tinh thần hăng hái làm việc của người lao động. 6.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, trả theo sản phẩm luỹ tiến. - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế được căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất nhân (x) đơn giá tiền lương quy định cho 1 sản phẩm (hình thức này áp dụng đối với bộ phân công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm). - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: áp dụng để trả lương cho bộ phận nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất trên cơ sở năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. - Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng nâng cao chất lượng, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí). Nhờ đó, người lao động quan tâm hơn đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động. 99 - Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: là việc trả lương trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán tài chính Bài giảng kế toán tài chính Lý thuyết kế toán tài chính Báo cáo tài chính Kế toán tiền lương Kế toán chi phí sản xuất giá thànhGợi ý tài liệu liên quan:
-
28 trang 796 2 0
-
18 trang 458 0 0
-
72 trang 367 1 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 362 1 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 274 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 274 1 0 -
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2- NXB Văn hóa Thông tin (bản cập nhật)
231 trang 271 0 0 -
THÔNG TƯ về sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp
22 trang 270 0 0 -
Hành vi tổ chức - Bài 1: Tổng quan về hành vi tổ chức
16 trang 264 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 255 1 0