Bài giảng Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của triết học Mác – Lê nin với mục đích nhằm giúp hiểu rõ bối cảnh lịch sử của sự ra đời và phát triển triết học Mác – Lênin, hình thành thái độ và kỹ năng đúng đắn trong học tập, nghiên cứu và vận dụng triết học Mác – Lênin. Mời các bạn cùng tham khảo nắm bắt thông tin vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của triết học Mác – Lê nin KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN TS. TRẦN VIẾT QUÂN A. MỘT VÀI VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 1. Mục đích, yêu cầu Hiểu rõ bối cảnh lịch sử của sự ra đời và phát triển triết học Mác – Lênin. + Điều kiện kinh tế xã hội. + Tiền đề về khoa học, lý luận. Nắm được thực chất, ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác Ăngghen thực hiện. Hình thành thái độ và kỹ năng đúng đắn trong học tập, nghiên cứu và vận dụng triết học Mác – Lênin. 2. Tài liệu tham khảo Tập bài giảng Cao cấp lý luận chính trị Giáo trình triết học Mác – Lênin (Hội đồng TƯ chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) Hỏi đáp triết học (viện Triết, HVCTHCQGHCM) Lịch sử triết học (GS.TS. Nguyễn Hữu Vui, NXB CTQG Hà Nội 1998) Các văn kiện của Đảng và nhà nước về một số nội dung liên quan B. NỘI DUNG 1.Hoàn cảnh ra đời triết học Mác 1.1. Những điều kiện, tiền đề khách quan 1.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội Triết học Mác ra đời giữa TK19 trong bối cảnh: Cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy CNTB ở Anh, Pháp, Đức phát triển mạnh mẽ lên trình độ mới. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng gay gắt. Biểu hiện là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng lan rộng (cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyon (Pháp – 1831), phong trào Hiến chương (Anh:1830 1840) khởi nghĩa của thợ dệt Xilêdi (Đức); trong khi GCTS bắt đầu bộc lộ tính bảo thủ, phản động thì GCVS ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập, lớn mạnh, có tính cách mạng cao. 1.1.2. Tiền đề về lý luận Triết học Mác ra đời trên cơ sở kế thừa những thành tựu tư tưởng triết học nhân loại từ thời cổ đại mà trực tiếp là: + Triết học biện chứng duy tâm của Heghen. + Triết học duy vật siêu hình của Phơ Bách. + Các học thuyết XHCN không tưởng của XanhXi Mông, Phuriê, ÔOen cũng như các học thuyết kinh tế chính trị của Ađam Smith và Ricardo cũng là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của CNDVLS. 1.1.3.Tiền đề khoa học tự nhiên + Định luật bảo toàn năng lượng (Robert Mayer, người Đức, phát minh 1842–1845). + Thuyết tế bào: Chủ yếu do SlâyĐen và SaVan Nơ (người Đức) xây dựng năm (1838–1839) + Thuyết Tiến hóa: Do ĐácUyn (người Anh) xây dựng vào năm 1859 Các phát minh đó đã đặt cơ sở vững chắc cho quan điểm biện chứng về thế giới. Đồng thời, sự phát triển của KHTN cũng đòi hỏi phải xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là một khoa học thật sự, giúp cho khoa học tự nhiên tiếp tục phát triển. 1.2.Vai trò nhân tố chủ quan của C. Mác và Ph. Ăngghen: C.Mác (18181883) và Ph.Ăngghen(18201895) có trí tuệ và tinh thần nhân đạo, khoa học, cách mạng xuất chúng, đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển tư tưởng lý luận và KHTN đương thời, khái quát những kinh nghiệm của phong trào công nhân cùng những thành tựu của khoa học tự nhiên, kế thừa có phê phán những tư tưởng triết học trước đó, thực hiện bước ngoặt cách mạng trong triết học, dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. 2. Quá trình hình thành, phát triển triết học Mác 2.1. Giai đoạn hình thành triết học Mác 2.1.1. Giai đoạn C. Mác và Ph.Ăngghen chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa. * Đối với C. Mác Từ đầu 1842 đến tháng 3/1843 Mác làm việc ở báo Sông Ranh, Mác đã viết nhiều bài báo tranh luận về những vụ “ăn cắp gỗ”. Mác đã vạch trần bản chất vụ lợi của giai cấp thống trị, thể hiện sự thông cảm với cảnh khổ của của nông dân. Từ 1843 đến 4/1844. Mác viết “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Heghen; Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Heghen Lời nói đầu (Mác 1844) . Ở tác phẩm này thể hiện rõ sự chuyển biên từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa. * Đối với Ph. Ăngghen. Trong hai năm 18411842 cơ bản Ph. Ăngghen vẫn đứng trên lập trường thế giới quan duy tâm, nhưng đã thấy được mâu thuẫn giữa giữa tinh thần cách mạng trong phương pháp với sự bảo thủ, khép kín trong hệ thống trong triết học Hêghen , đồng thời thấy tính triệt để trong triết học của L.Phoiơbắc. Mùa thu 1842 Ph.Ăngghen chuyển sang Mansetxtơ. * Đối với Ph. Ăngghen. Bắt đầu từ cuối 1843. Ph.Ăngghen viết “Tình cảnh nước Anh”; “Lược khảo khoa kinh tếchính trị”. Trong các tác p ...