Danh mục

Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 3: Thành phần cấu tạo ngư cụ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.27 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Khai thác thủy sản đại cương - Phần 3: Thành phần cấu tạo ngư cụ" giới thiệu tới người đọc các khái niệm về ngư cụ, các vật liệu ngư cụ và đặc điểm của nó như xơ, sợi, chỉ lưới, thừng, cáp, nút lưới, ván lưới, phao, chì, lưỡi câu, dây giềng; phương pháp bảo quản ngư cụ và vật tư nguyên liệu của ngư cụ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 3: Thành phần cấu tạo ngư cụKHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG Phần 3. Thành phần cấu tạo ngư cụCác khái niệm Ngư cụ: là công cụ để khai thác thủy sản Vật liệu nghề cá: nguyên vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo để làm ngư cụ. Hệ thống ngư cụ: được liên kết bởi nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau (áo lưới, dây giềng, phao chì…), với những vật liệu, công nghệ chế tạo và yêu cầu kỹ thuật tương thích.Vật liệu ngư cụ Xơ Sợi Chỉ Thừng, cáp Nút lưới Ván lưới Phao, chì, lưỡi câu Dây giềngXơ Xơ là vật liệu cơ bản ban đầu để chế tạo nên sợi và chỉ lưới, cũng như các loại dây dùng trong nghề cá. Phân loại xơ:  Xơ tự nhiên: các loại xơ thực vật lấy từ quả bông, vỏ cây đay, gai…và từ động vật như tơ tằm.  Xơ tổng hợp: (xơ nhân tạo / xơ hóa học hoặc xơ pô-li- me): là sản phẩm do trùng hợp các chất và hợp chất hóa học. Số lượng phân tử pô-li-me, liên kết theo dạng xích, có thể đạt tới hàng trăm hoặc hàng ngàn. Cấu trúc như thế của phân tử pô-li-me đã tạo nên xơ tổng hợp có tính chất rất đặc biệt.Xơ bông lấy từ quả bông, đường kính xơ khoảng 0,01mm, chiều dài 1,5-5,0cm. độ hút ẩm nhỏ hơn các loại xơ thực vật khác. Sau khi hút ẩm, đường kính tăng lên 40-50% nhưng chiều dài chỉ tăng 1-2%. Xơ bông có chất sáp sẽ chảy ở nhiệt độ 80°C, cản trở việc giữ màu khi nhuộm, nên cần luộc kỹ sợi bông để tẩy sáp trước khi nhuộm màu. So với các loại xơ thực vật khác, xơ bông có lực đứt khá cao, độ mảnh nhỏ đồng đều, độ bền ma sát và tính chống mục nát cao. Tuy nhiên, do chiều dài của xơ bông ngắn, nên khi gia công chỉ lưới có độ xoắn lớn.Xơ đay chiều dài ngắn từ 8-40mm, đường kính 0,016- 0,032mm. Lực đứt của xơ khá cao. thường dùng xơ đay để làm chỉ lưới, dây giềng hoặc dây giềng hỗn hợp cáp thép bọc đay. Trong xơ đay có chất gỗ (lignin) nên xơ có tính chất đàn hồi và dễ mục nát độ ẩm lớnXơ gai và tơ tằm Xơ gai: Loại xơ dùng phổ biến trong nghề cá Việt Nam trước đây. Chiều dài xơ từ 50-250mm, đường kính từ 0,016-0,08mm. Lực đứt của xơ gai khá lớn và tính hút ẩm nhỏ là ưu thế của loại xơ này so với các loại xơ thực vật khác. Trong xơ gai chất gỗ ít nên độ bền cao, dễ gia công. Tuy vậy, trong xơ cũng có chất sáp nên dễ bị phá hoại khi ẩm Tơ tằm: Xơ dài từ 600-700m có khi tới 1.000m, đường kính từ 0,013-0,026mm. Tơ tằm có lực đứt khá cao, độ đàn hồi tốt, mặt ngoài nhẵn bóng nên trước đây người ta sử dụng nó làm lưới rê và một số ngư cụ khácXơ tổng hợp (1) Các loại xơ tổng hợp thường dung trong nghề cá thuộc các nhóm như:  Poliamit, ký hiệu PA, gồm các loại kapron, nylon…  Polieste, ký hiệu PES, có tên thường gọi là laptan, tertoron…  Polivinin ancolon, ký hiệu PVA, có tên thường gọi là vinilon.  Polivinin clorit, ký hiệu PVC, có tên thường gọi là clorin, envilon…  Polipropilen, ký hiệu PP, có tên thường gọi là polipropilen, pro-tex.  Poliethylen, ký hiệu PE, có tên thường gọi là polietilen, etylon… Xơ tổng hợp nhẹ hơn xơ tự nhiên: các loại xơ tổng hợp có trọng lượng riêng từ 950-1.150kg/m3, còn xơ tự nhiên từ 1.400- 1.500kg/m3. Độ nặng, nhẹ của xơ dùng trong nghề cá có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cá của ngư cụ, đến độ chìm của lưới, đến quá trình lao động, sản xuất như thao tác nặng nề, gây cản trở trong chuyển động của ngư cụ. Với lưới nhuộm, tốc độ chìm nhanh hơn lưới chưa nhuộm.Xơ tổng hợp (2) Độ bền của xơ tổng hợp khi khô và khi ẩm cao hơn so với xơ tự nhiên từ 1,3-2,0 lần. Xơ tổng hợp không bị thối rữa khi bị ẩm do vi khuẩn phá hoại. Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, xơ tổng hợp lại bị giảm cường độ nhanh hơn so với xơ tự nhiên. Qua thực nghiệm, nếu chiếu trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời trong 150 ngày, độ bền của xơ poliamit giảm từ 15-25% trong khi đó sợi bông chỉ giảm 18%. Xơ poliethylen cũng tương tự. Khi sử dụng lưới bằng xơ tổng hợp, không để lưới phơi ánh nắng qua lâu, cần che nắng cho lưới khi không làm việc. Độ hút ẩm của xơ tổng hợp thấp hơn so với xơ tự nhiên từ 1,5-2 lần, độ ngậm nước ít hơn, độ thoát nước nhanh hơn. Nhiệt độ nóng chảy của xơ tổng hợp từ 125-250°C. Trong nước sôi, xơ tổng hợp bị mềm và co ngắn. Xơ tổng hợp, nói chung không bị hóa chất thông thường phá hỏng. Tuy nhiên, HCl 37%, Axit sulfuaric 97-98% có thể hòa tan được xơ poliamit, còn xơ polietilen không bị tác dụng.Chiều dài xơ Xơ ngắn: có độ dài khoảng vài cm, vd: bông xơ Xơ dài trung bình: có độ dài khoảng vài chục cm, vd: đay, chuối, dứa,... Xơ dài: có độ dài khoảng vài trăm cm, vd: tơ tằm. Xơ dài tùy ý: là các xơ tổng hợpSợi Sợi là sản phẩm trung gian giữa xơ và chỉ lưới. Sợi là nguyên liệu cơ bản dùng trong chế tạo ngư cụ, ngoài ra sợi còn có thể dùng để bện, buộc trong các hoạt động khác. Sợi có t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: