Danh mục

Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 4: Chế tạo lưới

Số trang: 24      Loại file: ppt      Dung lượng: 548.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Khai thác thủy sản đại cương - Phần 4: Chế tạo lưới" trình bày những nội dung chính như: Cấu tạo lưới, kích thước mắt lưới, chiều dài và chiều rộng tấm lưới, hệ số rút gọn của tấm lưới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 4: Chế tạo lướiKHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG Phần 4. Chế tạo lướiCấu tạo lưới Lưới tấm: do các hàng chỉ lưới xếp song song và được gút lại với nhau bởi các gút liên kết Diện tích tấm lưới: tùy thuộc kích thước mắt lưới và số lượng mắt lưới Chất lượng tấm lưới: tùy thuộc chất lượng chỉ lưới và độ thô của chỉKích thước mắt lưới (a hoặc 2a) Kích thước mắt lưới: biểu thị tính chọn lọc cá và lực cản của ngư cụ Độ lớn mắt lưới: biểu thị bằng 1 cạnh mắt lưới (a) hay 2 cạnh liên tiếp của mắt lưới (2a) Đơn vị a: thường là mm, hoặc cm, dm. Tên lưới: đôi khi gọi theo kích thước mắt lưới, vd lưới ba (a=3cm), lưới bảy (a=7cm)Chiều dài và chiều rộng tấm lưới Độ lớn tấm lưới: phụ thuộc chiều dài (L) và chiều rộng tấm lưới (H) Chiều dài tấm lưới: biểu thị bằng chiều dài kép căng các cạnh mắt lưới (L0), tính bằng m Chiều rộng tấm lưới: biểu thị bằng số lượng mắt lưới (n) theo chiều rộng Khổ đan lưới: máy dệt thường có khổ đan với số lượng mắt gầy ban đầu là 500 hay 1000 mắt.Hệ số rút gọn của tấm lưới (U) Hệ số rút gọn (U): biểu thị tấm lưới được rút ngắn lại theo 1 tỷ lệ nào đó so với chiều dài hoặc chiều rộng kéo căng của tấm lưới 2 loại hệ số rút gọn (HSRG):  HSRG ngang (U1): tỉ lệ rút gọn giữa chiều ngang thực tế (L) và chiều ngang kéo căng của tấm lưới (L0):  U1 = L / L ; 0  HSRG đứng (U2): tỉ lệ rút gọn giữa chiều cao thực tế (H) và chiều cao kéo căng của tấm lưới (H0):  U2 = H / H ; 0 HSRG càng nhỏ biểu thị chiều đó càng ngắn lại, nhưng chiều kia sẽ dài ra tương ứng:  (U1)2 + (U2)2 = 1Diện tích tấm lưới Diện tích giả (S0) của tấm lưới:  dùng chiều dài kéo căng và chiều rộng kéo căng để tính diện tích  Là diện tích mang tính lý thuyết, không có trong thực tế vì không thể kéo căng cả 2 chiều Diện tích thật (S) của tấm lưới:  Là diện tích thực tế, vì khi kéo 1 chiều thì chiều kia cũng thay đổi  Diện tích thật luôn nhỏ hơn DT giả  DT thật biến đổi tùy thuộc hệ số rút gọn, muốn S max thì chọn U1 = U2 = 0,707Cường độ tấm lưới Cường độ tấm lưới biểu thị độ bền tấm lưới Cường độ tấm lưới phụ thuộc vào nguyên vật liệu làm lưới và kiểu gút liên kết tạo thành mắt lưới Trong tấm lưới thành phẩm, cường độ đứt của chỉ bị giảm đi 30-40% so với ban đầu, do sự hình thành các gút lưới Gút lưới càng phức tạp thì cường độ chỉ càng giảmLưới tấm Lưới tấm được chế tạo từ chỉ lưới được đan hoặc bện tết thành mắt lưới. Mắt lưới là yếu tố cơ bản hình thành tấm lưới. Thông số cơ bản của mắt lưới là kích thước cạnh mắt lưới, được ký hiệu bằng chữ “a”, được đo trên hai nút lưới liên tiếp khi kéo căng và được tính bằng milimet (mm). Tấm lưới hình thành bằng cách đan tay hoặc đan máy. Có hai dạng lưới là lưới có nút và lưới không nút. Hiện nay, ngoài lưới tấm có mắt lưới hình thoi, người ta còn sử dụng trong nghề cá lưới tấm có mắt lưới sáu cạnh, mắt lưới hình vuông. Trong lý thuyết và thiết kế ngư cụ, tỷ số giữa đường kính chỉ lưới và kích thước cạnh mắt lưới d/a là thông số chỉ độ dày của tấm lưới và nó ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của ngư cụ. Đối với loại lưới đóng (lưới rê), để nâng cao hiệu quả khai thác, thường dùng lưới có tỷ số d/a nhỏ, còn các ngư cụ như lưới kéo, lưới vây thường dùng tỷ số này lớn hơn.Chế tạo lưới Chế tạo lưới là kỹ thuật gia công chỉ lưới thành tấm lưới Hiện nay đã hoàn toàn tự động hóa khâu chế tạo lưới thành phẩm: với số lượng mắt lưới 500 hay 1000, máy dệt sẽ tự động dệt theo 1 kiểu gút nào đó, với chiều dài lưới tùy ý. Tuy nhiên nghề đan lưới thủ công vẫn còn phổ biến, với công cụ đan và biết cách đan, có thể tự làm tấm lướiLưới dệt (lưới dệt bằng máy) Lưới dệt có 2 loại: lưới dệt có nút và lưới dệt không nút. Lưới dệt có nút thường sử dụng để lắp ráp thành các loại lưới khác nhau. Lưới dệt không nút được sử dụng trong nghề xâm (khai thác moi), lưới rùng, lưới vây, lồng nuôi cá. Lưới dệt trước khi sử dụng phải được xử lý nhiệt để các nút lưới không bị tuột.Lưới đan (lưới đan bằng tay) Lưới đan là việc dùng ghim đan, cữ đan để liên kết chỉ lưới thành các mắt lưới bằng các loại nút lưới khác nhau tạo thành tấm lưới. Tùy theo yêu cầu chế tạo của từng loại ngư cụ và hình thức đan có thể tạo ra tấm lưới đan có hình dạng khác nhau như:  đan bình thường (tạo ra tấm lưới hình chữ nhật hoặc hình vuông),  đan tăng giảm mắt lưới (tạo ra tấm lưới tam giác hoặc hình thang),  đan biên theo chu kỳ cắt (ví dụ đan biên cánh phao, cánh chì của lưới kéo).Dụng cụ đan Ghim đan: bằng tre, nhựa hoặc sắt, dùng để đan lưới, độ lớn của ghim đan phải nhỏ hơn ½ kích thước mắt lưới 2a muốn đan. Cự đan (cữ đan / cỡ đan): dụng cụ bằng tre, nhựa hoặc sắt…, để ổn định kích t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: