Danh mục

Bài giảng Khoảng mờ sau gáy và bệnh tim bẩm sinh – TS.BS. Lê Kim Tuyến

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.12 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài giảng trình bày sinh lý bệnh tăng khoảng mờ sau gáy; các thay đổi trong hệ đệm ngoài tế bào; những bất thường hệ bạch huyết; đo độ mờ da gáy chuẩn... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chắc kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khoảng mờ sau gáy và bệnh tim bẩm sinh – TS.BS. Lê Kim Tuyến KHOẢNG MỜ SAU GÁY VÀ BTBS Ts Bs Lê Kim Tuyến Viện Tim TPHCM ĐỊNH NGHĨA KHOẢNG MỜ SAU GÁY: „ ở 3 tháng đầu thai kỳ, thuật ngữ KMSG đề cập đến dấu hiệu tích tụ dịch dưới da ở vùng sau gáy thai nhi bất kể tụ dịch đó có phân vách hay không và nó được giới hạn ở vùng cổ hoặc bao phủ toàn bộ thai nhi „ Tăng KMSG thai nhi là đo độ dày theo chiều đứng ở mặt cắt dọc giữa của thai nhi, nó bằng hoặc cao hơn bách phân vị thứ 95 của khoảng tham chiếu „ Tuổi thai thích hợp để đo KMSG là từ 11tuần đến 13 tuần 6 ngày tương ứng với chiều dài đầu mông ngắn nhất là 45mm và dài nhất là 84mm „ Bách phân vị thứ 95 của KMSG tăng tuyến tính theo chiều dài đầu mông từ 2.1mm # CRL 45mm, đến 2.7mm # CRL 84mm „ Trong khi đó bách phân vị thứ 99 không thay đổi theo chiều dài đầu mông # 3.5mm „ Có 2 lý do để chọn 11 tuần là tuổi thai sớm nhất để đo KMSG: 1.  Việc tầm soát đòi hỏi khả năng thực hiện được một xét nghiệm chẩn đoán và sinh thiết gai nhau tránh gây ra biến chứng dị tật ngắn chi cắt ngang 2.  Nhiều dị tật nặng có thể chẩn đoán vào lúc siêu âm đo KMSG, cho nên cần thai kỳ nhỏ nhất là 11 tuần. Ví dụ, có thể chẩn đoán hoặc loại trừ có hay không có vòm sọ: dị tật thai vô sọ không thể chẩn đoán trước 11 tuần do việc đánh giá sự hoá xương của vòm sọ thai nhi trên siêu âm không hợp lý nếu thực hiện trước tuổi thai này. „ Việc kiểm tra mặt cắt 4 buồng tim thai và các động mạch lớn chỉ có thể thực hiện sau 10 tuần. „ Ở tuổi thai 8 – 10 tuần, tất cả các thai nhi đều có sự thoát vị của ruột giữa được quan sát thấy là một khối echo dày ở phần trung tâm của cuống rốn. Chính vì vậy không an toàn để loại trừ thoát vị rốn ở trước tuổi thai này. „ Bàng quang thai nhi chỉ có thể thấy ở 50% thai nhi lúc 10 tuần, 80 % thai nhi lúc 11 tuần và 100% thai nhi lúc 12 tuần LÝ DO ĐỂ CHỌN 13 TUẦN 6 NGÀY LÀ GIỚI HẠN TRÊN ĐỂ ĐO KHOẢNG MỜ SAU GÁY „ Cung cấp cho những sản phụ có thai bị dị tật quyền lựa chọn CDTK ở 3 tháng đầu hơn là 3 tháng giữa. „ Tần suất của sự tích tụ dịch gáy bất thường ở những thai nhi bất thường NST vào tuổi thai 14 – 18 tuần thấp hơn trước 14 tuần „ Tỉ lệ thành công để đo KMSG ở tuổi thai 10 – 13 tuần là 98 – 100 %, thất bại đến 90 % ở 14 tuần vì thai nhi có khuynh hướng nằm thẳng đứng -> việc thu nhận hình ảnh chuẩn khó thực hiện SINH LÝ BỆNH TĂNG KMSG „ Cơ chế tăng KMSG có liên quan bất thường tiên phát tạo hệ bạch huyết phôi thai là mẫu số chung của thay đổi thành phần hệ đệm ngoài tế bào, bất thường tim-mạch và rối loạn huyết động. „ 55% bệnh tim có liên quan tăng KMSG „ Dị tật tim có thể có nguồn gốc từ RLCN tim sớm „ Hơn 70% thai nhi bị T21 có tăng KMSG, và chỉ 40% số đó có bệnh tim, do vậy cơ chế tăng KMSG T21 không phải do bệnh tim mà cơ chế chính là do bất thường NST. BẤT THƯỜNG CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TIM „ 20/36 thai nhi (55%) bị VSD hoặc AVSD và tỉ lệ bệnh này liên quan với tăng KMSG(24). „ Hyett (20) : Có mối liên hệ tuyến tính giữa kích thước KMSG thai nhi với mức độ hẹp eo ĐMC „ Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi đáng kể vận tốc dòng chảy trong ỐTM ở thai nhi có tăng KMSG và bất thường NST(4). „ Các báo cáo cho thấy rằng bất thường vận tốc dòng chảy trong ỐTM ở thai nhi NST bình thường kèm tăng KMSG, thường gặp ở thai nhi có BTBS nặng(14) „ Bất thường dòng chảy ỐTM thường tạm thời, trở lại bình thường khi KMSG biến mất „ Hở van 3 lá biến mất kèm với biến mất KMSG(16). „ Hở van 3 lá liên quan với bất thường NST, đặc biệt T21 và tỷ lệ đó tăng lên với độ dày KMSG và cao hơn đáng kể ở nhóm có BTBS(16). „ Nhịp tim tăng ở thai T21, T13, và XO được nhắc đến như một phản ứng bù trừ cho suy tim(24,25). CÁC THAY ĐỔI TRONG HỆ ĐỆM NGOÀI TẾ BÀO „ Ở mẫu da thai nhi T21, collagene VI được tìm thấy ở dạng dày đặc, bắt màu đậm, nhưng theo dạng mạng nhện ngẫu nhiên, từ màng đáy biểu bì đến dưới da(7). Ở thai nhi bình thường, collagen VI chỉ hiện diện thưa thớt ở lớp hạ bì(7) . „ Các tác giả giải thích KMSG như là phù mô kẽ, do hiện diện lượng lớn hyaluronan, liên kết với dịch mô kẽ do điện tích âm của nó(6,7). NHỮNG BẤT THƯỜNG HỆ BẠCH HUYẾT „ Các tác giả suy đoán rằng sự phát triển của “nang nước” sẽ là hậu quả của dẫn lưu bạch huyết bị suy giảm, do bất thường các túi bạch huyết vùng cổ, dẫn đến sự thiếu kết nối với hệ thống tĩnh mạch ở thai nhi đơn nhiễm XO(39). CÁC GIẢ THUYẾT KHÁC: „  Ứ trệ tĩnh mạch „ Nhiễm trùng thai nhi „ Bất thường di chuyển mào thần kinh „ Rối loạn dòng chảy bào thai sớm CÁCH ĐO ĐẠC „ Máy siêu âm phải có độ phân giải cao với chức năng lưu hình 1 đoạn dài và chức năng đo đạc với số đo chính xác đến 0.1 mm. „ Kết quả siêu âm qua thành bụng và qua âm đạo thì như nhau. „ Khi thực hiện đo KMSG, chỉ có phần đầu và phần ng ...

Tài liệu được xem nhiều: