Danh mục

BÀI GIẢNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ part 6

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 608.61 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG 5: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.1. TIẾNG ỒN. 1.1: Khái niệm và định nghĩa: Định nghĩa: Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe. Âm thanh (Sóng âm) là một loại dao động cơ học của không khí có biên độ dao động và tần số dao động trong khoảng thính giác con người nhận biết được tạo thành cảm giác âm thanh. 1.1.1: Sóng âm Một sóng âm đơn giản nhất (đơn âm) có thể minh họa bằng một biểu đồ hình sin mối quan hệ giữa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ part 6 CHƯƠNG 5: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.1. TIẾNG ỒN.1.1: Khái niệm và định nghĩa: Định nghĩa: Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốncủa người nghe. Âm thanh (Sóng âm) là một loại dao động cơ học của không khí có biên độ daođộng và tần số dao động trong khoảng thính giác con người nhận biết được tạo thành cảmgiác âm thanh.1.1.1: Sóng âm Một sóng âm đơn giản nhất (đơn âm) có thể minh họa bằng một biểu đồ hình sinmối quan hệ giữa áp suất âm và thời gian hoặc chiều dài quãng đường lan truyền như hìnhsau: Áp suất âm Bước sóng λ Biên độ Chiều dàiQuan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của sóng f = 1/ τ λ = c/f f: tần số, 1/s; λ: chiều dài bước sóng, m; c : vận tốc truyền sóng âm thanh trong không khí ở 20 oC xấp xỉ c ≈ 343 m/s. τ : thời gian truyền được một khoảng cách = 1 bước sóng λ.Ví dụ: Sóng âm có tần số 1000Hz thì chiều dài bước sóng sẽ là: λ = 343 / (1000) = 0,34 m.1.1.2 Áp suất âm: Áp suất âm P trên một mặt nào đó là tỷ số giữa lực tác dụng do các phần tử củamôi trường không khí dao động lên một mặt với diện tích của mặt đó. (Chú ý: Áp suất ởđây là áp suất dư do sóng gây ra). Đơn vị tính là Pascan (Pa).1.1.3 Cường độ âm: Cường độ âm I ở một điểm nào đó trên phương đã cho trong trường âm là số nănglượng âm thanh đi qua một đơn vị diện tích bề mặt S vuông góc với phương truyền âm tạiđiểm đó trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là W/m2.1.1.4 Mức áp suất âm và Decibel: Người ta đánh giá tiếng ồn bằng mức áp suất âm L được tính từ công thức: Lp = 10 lg (p/p0)2 = 20 lg (p/p0)Trong đó: P- Áp suất âm toàn phương trung bình (Pa) Áp suất âm nhỏ nhất tai người có thể nghe thấy (= 2.10-5 Pa). Po - Bel là đơn vị đo mức cường độ âm thanh (hay mức áp suất âm). 1 bel là ngưỡngâm thanh tai người có thể nghe được. Decibel là đơn vị (bằng 1/10 bel) đo tiếng ồn thôngdụng ngày nay. 511.1.5 Định nghĩa các mức áp suất âm (Sách tiêu chuẩn VN):• Mức áp suất âm theo đặc tính A, đo bằng dbA (decibel-A): là mức áp suất âm theo đặctính A, được tính bằng công thức: LpA = 20 lg (pA/p0). Với: pA là áp suất toàn phương trung bình theo đặc tính A, Pa;• Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, đo bằng dexiben: giá trị mức ápsuất âm theo đặc tính A của âm thanh liên tục, ổn định trong khoảng thời gian T, có cùnggiá trị áp suất âm toàn phương trung bình với âm thanh đang nghiên cứu có mức thay đổitheo thời gian. Mức đó được tính theo công thức:  1 t 2 Pa (t ) 2   2 dt  L Aeq.T  10  lg   t2  t1 t1 P0 Với: LAeq,T là mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A (dB) được xác định trong khoảng thời gian T, bắt đầu từ t1 và kết thúc ở t2. Pa(t) là mức áp suất âm đo tức thời theo đặc tính A của một tín hiệu âm thanh. Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, trong thời gian T cũng đượcgọi là mức âm trung bình trong một khoảng thời gian, ký hiệu LAeq,T, tính bằng dB.Khoảng thời gian đo lấy trung bình đã được ghi rõ trên chỉ số. Mức áp suất âm tươngđương liên tục theo đặc tính A được dùng để đánh giá tiếng ồn nghề nghiệp tiếp xúc. Tai người có khả năng cảm nhận mức cường độ âm thanh rất rộng, từ 0 – 180 dB,với 0 dB là ngưỡng bắt đầu nghe thấy và 140dB là mức cao nhất mà tai người có thể chịuđựng nghe được, được gọi là ngưỡng chói tai. Để đo mức âm tổng hợp ở nhiều tần số khác nhau, người ta sử dụng đơn vị dBAtương ứng với đặc tính tần số tương đối A. Con người có thể nghe thấy âm thanh ở tần số 16-20000 Hz. Khoảng tần số m à taingười nhạy cảm nhất với âm thanh là từ 1000 đến 5000Hz. Người ta chú ý đến khoảng tầnsố này khi cần hạn chế tiếng ồn. Âm thanh ở tần số nhỏ hơn 16 Hz, ta có hạ âm. Âm thanhở tần số trên 20 kHz ta có siêu âm. Để đánh giá mức độ ồn, ta luôn xác định mức áp suấtâm ứng với dải tần số nào đó.1.1.6: Tần số. Âm thanh là một dao động cơ học nên có một đại lượng đặc trưng nữa cho âmthanh là tần số âm. Tần số âm là số lần âm thanh dao động trong một giây. Đơn vị đo tầnsố là Hz. Con người cảm nhận được âm thanh có tần số từ 16 Hz tới 20.000 Hz. Với tần số16 Hz âm thanh thuộc phần hạ âm và  16 Hz là sóng siêu âm, tai người không có khảnăng nhận biết được. Tuy vậy ở các cá thể khác nhau sự phân biệt âm thanh ớ các tần sốkhá ...

Tài liệu được xem nhiều: