Danh mục

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán" giúp sinh viên hiểu được vai trò của kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động quản lý và những yếu tố nào của quản lý có tác động đến hoạt động kiểm tra kiểm soát; bản chất của kiểm toán thông qua việc tìm hiểu các quan điểm khác nhau về kiểm toán; ý nghĩa của kiểm toán đối với các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của đơn vị cũng như đối với các nhà quản lý trong đơn vị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán BÀI 1 BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA KIỂM TOÁN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – NXB Tài chính – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh và PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này giới thiệu các vấn đề về kiểm tra, kiểm soát trong quản lý; bản chất của kiểm toán; chức năng của kiểm toán; và ý nghĩa của kiểm toán trong quản lý. Mục tiêu  Giúp sinh viên hiểu được vai trò của kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động quản lý và những yếu tố nào của quản lý có tác động đến hoạt động kiểm tra kiểm soát.  Giúp sinh viên nhận thức được bản chất của kiểm toán thông qua việc tìm hiểu các quan điểm khác nhau về kiểm toán.  Giúp sinh viên nắm bắt được các chức năng cơ bản của kiểm toán.  Giúp sinh viên thấy rõ được ý nghĩa của kiểm toán đối với các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của đơn vị cũng như đối với các nhà quản lý trong đơn vị. TXKTKI03_Bai1_v1.0015105212 1 Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán Tình huống dẫn nhập Điều gì đã xảy ra đối với hoạt động quản lý tại Công ty Spakling? Công ty Spakling là một công ty chuyên sản xuất sản phẩm nhựa với đặc điểm sản phẩm rất đa dạng và doanh thu lớn. Công ty có ba nhà máy sản xuất nằm ở hai thành phố lớn. Mỗi nhà máy của công ty có hàng nghìn công nhân viên với trình độ tay nghề khá đồng đều. Cuối năm, báo cáo của ban quản trị cho thấy mức cổ tức chia cho các cổ đông không ngừng tăng lên so với các năm trước. Tuy nhiên, trong năm tài chính 2013 doanh thu dự kiến không đạt được ở mức 1.250 tỷ VNĐ như đã đề ra. Tỷ lệ cổ tức giảm 0,05% so với năm trước. Nhiều vấn đề nảy sinh giữa người lao động và nhà quản lý về đãi ngộ, đánh giá chất lượng lao động, thời gian lao động, bảo hộ lao động,… tại các nhà máy dẫn tới khiếu nại lên ban Giám đốc công ty. 1. Giả sử cổ đông có ý kiến cho rằng báo cáo tài chính năm nay có nhiều vấn đề nghi vấn. Theo bạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát nào nên được duy trì để đảm bảo niềm tin của những nhà đầu tư vào Công ty? Giải thích tại sao? 2. Với quy mô và những vấn đề phát sinh phức tạp như vậy, theo bạn Công ty nên tạo ra những mắt xích kiểm tra, kiểm soát cụ thể thế nào để đạt được mục tiêu quản lý, mục tiêu kinh doanh? 2 TXKTKI03_Bai1_v1.0015105212 Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán 1.1. Kiểm tra, kiểm soát trong quản lý 1.1.1. Quản lý 1.1.1.1. Khái niệm về quản lý Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Tuy nhiên, ở đây chúng ta xem xét trong mối quan hệ với việc hình thành và phát triển của kiểm toán thì quản lý được hiểu như sau: Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Trong một doanh nghiệp sản xuất. Trên cơ sở các nguồn lực đã có và sẽ có như các nguồn lực về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động… sẽ định hướng sản xuất loại hình sản phẩm nào đó, đưa ra đường lối (còn gọi là chiến lược) hoạt động  hình thành nên các chính sách và xác định các mục tiêu, kế hoạch cụ thể. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải xác định được mình sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào  đưa ra các chỉ thị cụ thể về điều hành. Sau đó mới tiến hành hoạt động sản xuất theo các hướng đã định để đạt được hiệu quả cao nhất. Hiệu quả cao nhất có nghĩa là thu được kết quả nhiều nhất với chi phí bỏ ra là ít nhất. 1.1.1.2. Các giai đoạn của quản lý Quản lý bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn định hướng và giai đoạn tổ chức thực hiện các hướng đã định.  Thứ nhất, giai đoạn định hướng Đây là một giai đoạn rất quan trọng, đòi hỏi người định hướng phải có óc xét đoán ...

Tài liệu được xem nhiều: