Danh mục

Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Phạm Thanh Thủy

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.22 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán" trình bày được khái niệm cơ bản về phương pháp kiểm toán; phân biệt các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán để làm giảm rủi ro lấy mẫu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Phạm Thanh Thủy BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN TS. Phạm Thanh Thủy Giảng viên Học viện Ngân hàng 1 v2.0017109212 Tình huống khởi động bài • Liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như không chỉ là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương (nơi Huyền Như làm việc và trực tiếp tạo ra các gian lận), các Ngân hàng thương mại khác có liên quan đến việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền (với tư cách khách hàng cá nhân) tại Vietinbank và bị Huyền Như chiếm đoạt, gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế, Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế và Nam Việt với số tiền gửi ủy thác lần lượt là 180 và 200 tỷ đồng nhưng ý kiến kiểm toán vẫn là chấp nhận toàn phần, không có đoạn nhấn mạnh hay vấn đề lưu ý. Báo cáo kiểm toán của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương hay Á Châu với ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh hay vấn đề lưu ý cũng chỉ là nhấn mạnh việc chờ phán quyết của tòa án khi vụ “đại tham nhũng” đã bị phát hiện và đang trong quá trình điều tra xử lý mà không phải là kết quả của việc thu thập bằng chứng của kiểm toán viên. • Đặt câu hỏi: Theo anh (chị) tại sao các công ty kiểm toán độc lập đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng trên đều đã không phát hiện ra gian lận và phát hành ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần? 2 v2.0017109212 Mục tiêu bài học 01 Trình bày được khái niệm cơ bản về phương pháp kiểm toán Phân biệt được các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán để làm 02 giảm rủi ro lấy mẫu. 3 v2.0017109212 Cấu trúc bài học 5.1 Phương pháp kiểm toán 5.2 Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán 4 v2.0017109212 5.1. Phương pháp kiểm toán 5.1.1 Khái niệm 5.1.2 Thử nghiệm kiểm soát 5.1.3 Thử nghiệm cơ bản 5 v2.0017109212 5.1. Khái niệm • Phương pháp kiểm toán: Là sự kết hợp có hệ thống các thủ tục kiểm toán để thu thập các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu. Bao gồm:  Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính.  Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. 6 v2.0017109212 5.1. Khái niệm Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai phạm trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính: • Nhấn mạnh với nhóm kiểm toán về sự cần thiết phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp. • Bổ nhiệm các thành viên nhóm kiểm toán có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên môn đặc biệt, hoặc sử dụng chuyên gia. • Tăng cường giám sát. • Kết hợp các yếu tố không thể dự đoán trước khi lựa chọn các thủ tục kiểm toán tiếp theo cần thực hiện. • Thực hiện những thay đổi chung đối với nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán. • Đánh giá tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát trong đơn vị được kiểm toán. 7 v2.0017109212 5.1. Khái niệm Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu bao gồm: • Thử nghiệm kiểm soát. • Thử nghiệm cơ bản. 8 v2.0017109212 5.1.2. Thử nghiệm kiểm soát Khái niệm Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độcơ sở dẫn liệu . 9 v2.0017109212 5.1.3. Thử nghiệm cơ bản Khái niệm • Thử nghiệm cơ bản: Là thủ tục kiểm t ...

Tài liệu được xem nhiều: