Danh mục

Bài giảng Kiểm toán hoạt động: Chương 2 - ĐH Kinh tế TP. HCM

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.38 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Kiểm toán hoạt động - Chương 2: Lập kế hoạch kiểm toán" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái quát, thu thập thông tin, xác định khu vực rủi ro, thiết kế và quản lý chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kiểm toán hoạt động: Chương 2 - ĐH Kinh tế TP. HCM 7/20/2015 Chương 2: Nội dung 1 Khái quát 2 Thu thập thông tin 3 Xác định khu vực rủi ro 4 Thiết kế và quản lý chương trình Khái quát  Mục tiêu cơ bản của giai đoạn lập kế hoạch là:  Xác định mục tiêu kiểm toán  Thu thập thông tin liên quan về phạm vi kiểm toán  Nhận dạng những lĩnh vực có khả năng yếu kém  Thiết kế và quản lý chương trình kiểm toán 1 7/20/2015 Nguyên tắc  Trên cơ sở xác định mục tiêu kiểm toán thì việc thu thập thông tin cần đảm bảo nhanh chóng và đầy đủ cho mục đích lập kế hoạch và chương trình kiểm toán.  Kiểm toán viên phải luôn đánh giá về tầm quan trọng của các vấn đề được xem xét để chọn lựa đối tượng kiểm tra trong chương trình kiểm toán.  Cần sử dụng phối hợp nhiều thông tin, nhiều kỹ thuật khác nhau. Xác định mục tiêu kiểm toán Xác định cái gì mà cuộc kiểm toán hoạt động sẽ thực hiện cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán dự định. Nếu mục tiêu kiểm toán không rõ ràng có thể xác định được đối tượng kiểm toán nhưng khó có thể xác định được các khía cạnh của hoạt động. Thu thập thông tin Hiểu biết về đối tượng Thu thập Phỏng Quan sát tài liệu vấn 2 7/20/2015 Thu thập tài liệu  Văn bản pháp lý và các quy định hiện hành có liên quan đến hoạt động của đối tượng kiểm toán.  Các thông tin cơ bản về đối tượng kiểm toán.  Thông tin tài chính về đối tượng kiểm toán.  Quy trình, phương pháp và chính sách hoạt động của đối tượng kiểm toán.  Thông tin quản trị và các báo cáo quản trị.  Thông tin về các lĩnh vực có rủi ro. Văn bản pháp lý  Giúp KTV nắm được mục đích, phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng kiểm toán để đánh giá hoạt động và đề xuất các kiến nghị.  Đối với mỗi quy định, KTV phải hiểu được các nội dung cơ bản như thời hiệu, cơ sở của quy định, mục tiêu, các trách nhiệm phải thực hiện, các giới hạn …  Phải xem xét các biện hộ của nhà quản lý.  Chú ý cân đối giữa việc tuân thủ và hiệu quả hoạt động. Các thông tin cơ bản  Quá trình hình thành và hoạt động của đơn vị.  Mục tiêu hoạt động chủ yếu, đặc thù và phương thức hoạt động.  Trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban, bộ phận trong đơn vị.  Nguyên tắc phân chia trách nhiệm và quyền hạn.  Cơ cấu, quy mô tổ chức và vị trí của từng phòng ban trong đơn vị.  Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý, các văn bản pháp quy khác có liên quan đến quản lý và phân cấp quản lý... 3 7/20/2015 Các thông tin cơ bản  Số lượng công nhân viên theo bộ phận và theo khu vực.  Đặc điểm và vị trí của tài sản, cũng như hiểu biết sơ lược về hình thức sổ sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng.  Những thay đổi hiện tại hoặc sắp tới về công nghệ, loại hình, quy trình hoạt động.  Một số thuận lợi, khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và tình hình tài chính của đơn vị.  Năng lực quản lý của Ban giám đốc, Ban quản trị. Các thông tin tài chính  Một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình hoạt động trong năm được kiểm toán và một số năm trước đó.  Doanh thu thống kê theo từng năm, theo từng hoạt động.  Chi phí hoạt động theo từng năm, từng bộ phận, từng khoản mục…  So sánh số liệu kế hoạch và thực tế của năm hiện tại và giai đoạn trước.  Báo cáo phân tích dòng tiền luân chuyển.  Các thông tin liên quan về các tỷ số tài chính của ngành Quy trình và chính sách hoạt động  Các thông tin mang tính chất chiến lược hoặc định hướng  Các chính sách được thiết lập  Các quy trình thực hiện nghiệp vụ cụ thể 4 7/20/2015 Thông tin và báo cáo quản trị  Biên bản họp thường niên và bất thường của Hội đồng quản trị.  Cơ cấu hiện tại của Hội đồng quản trị.  Các báo cáo quản trị như: báo cáo phân tích doanh thu và chi phí theo từng tuần, tháng và quý; báo cáo doanh số theo khu vực, theo nhóm sản phẩm; báo cáo biến động số lượng nhân viên hàng tháng; báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tuần, hàng tháng; báo cáo hiệu suất sản xuất hàng tháng; báo cáo về các chỉ số hoạt động (KPI)  Các báo cáo quản trị được gửi đến từ bên trong hay bên ngoài đơn vị có liên quan đến phạm vi kiểm toán. Phỏng vấn  Trong giai đoạn này, việc phỏng vấn thường giới hạn đối với các cấp quản lý nhất định nhằm thu thập bổ sung về những thông tin tổng quan, giúp kiểm toán viên có tầm nhìn tổng quát về những hoạt động của đơn vị. Quan sát  Kiểm toán viên cần quan sát tổng thể về những hoạt động đang diễn ra thực tế tại đơn vị, bao gồm việc tham quan thực tế để quan sát các hoạt động thực tiễn đang diễn ra tại các phạm vi cần kiểm toán.  Kiểm toán viên cần tập trung quan sát, ghi nhận lại những hoạt động chính, trọng yếu mà các bộ phận đó đang thực thi, áp dụng. 5 7/20/2015 Thảo luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: