Thông tin tài liệu:
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 3: Môi trường đầu tư quốc tế. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: tổng quan môi trường đầu tư quốc tế; các yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế; nghiên cứu môi trường đầu tư của một số quốc gia;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 3: Môi trường đầu tư quốc tế
Chương 3
Môi trường đầu tư quốc tế
55
56 Nội dung chương 3
3.1 Tổng quan môi trường đầu tư quốc tế
3.2 Các yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế
3.3 Nghiên cứu môi trường đầu tư của một số quốc gia
57 3.1 Tổng quan môi trường đầu tư quốc tế
3.1.1 Khái niệm về môi trường đầu tư quốc tế
3.1.2 Các cách thức tiếp cận môi trường đầu tư quốc tế
3.1.3 Đặc điểm môi trường đầu tư quốc tế
58 3.1.1 Khái niệm về môi trường đầu tư quốc tế
´ NHTG (BCPTTG 2005): Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố
địa phương có tác động tới các cơ hội và động lực để doanh
nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng hoạt động.
´ Môi trường đầu tư là tổng hợp và tương tác lẫn nhau giữa các yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quyết định đầu tư của các
chủ thể.
´ Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố tác động đến
quyết định đầu tư ra nước ngoài của chủ đầu tư cũng như hoạt
động của nhà đầu tư ở nước ngoài.
59 3.1.2 Các cách thức tiếp cận môi trường đầu tư quốc tế
´ Theo tính chất các yếu tố tác động lên đầu tư quốc tế:
• Môi trường tự nhiên
• Môi trường chính trị
• Môi trường kinh tế
• Môi trường pháp lý
• Môi trường văn hóa xã hội
60
´ Theo phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố lên đầu tư quốc tế:
• Môi trường nước đi đầu tư (yếu tố đẩy)
• Môi trường nước nhận đầu tư (yếu tố kéo)
• Môi trường toàn cầu (dung môi)
61 3.1.3 Đặc điểm môi trường đầu tư quốc tế
- Tính động
- Tính mở
- Tính hệ thống
62 3.2 Các yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế
3.2.1 Các yếu tố chính trị và thể chế
3.2.2 Các yếu tố luật pháp
3.2.3 Các yếu tố kinh tế
3.2.4 Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận các nguồn lực
63 3.2.1 Môi trường chính trị và thể chế
(Political Environment and Institutions)
(1) Hệ thống chính trị
(2) Mức độ rủi ro chính trị
(3) Chất lượng thể chế và mức độ tham nhũng
64 3.2.1 Môi trường chính trị và thể chế (tiếp)
(1) Hệ thống chính trị
´ Hệ thống chính trị (political system) là tổng thể những tổ chức thực
hiện quyền lực chính trị được xã hội chính thức thừa nhận (từ điển
bách khoa toàn thư Việt Nam).
´ Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong
xã hội, bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị
– xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng
với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi
quyền lực chính trị.
´ Hệ thống kinh tế, luật pháp được định hình trên hệ thống chính trị.
65 3.2.1 Môi trường chính trị và thể chế (tiếp)
´ Các hệ thống chính trị trên thế giới
• Chế độ dân chủ (Democracy)
• Chế độ quân chủ (Monarchy)
o Quân chủ chuyên chế (absolute monarchy)
o Quân chủ lập hiến (constitutional monarchy)
• Chế độ chuyên chế, độc tài hay toàn trị (Authoritarianism, Dictatorship,
Totalitarianism)
66 3.2.1 Môi trường chính trị và thể chế (tiếp)
(2) Rủi ro môi trường chính trị
Rủi ro môi trường chính trị được hiểu là khả năng có thể phát sinh khi
quyền lực chính trị gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường
thương mại và đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và những mục
tiêu kinh doanh khác của một doanh nghiệp cụ thể.
Có 4 loại rủi ro chính trị: rủi ro bất ổn định nói chung, rủi ro quyền sở
hữu, rủi ro điều hành, và rủi ro chuyển tiền
´ (i) Rủi ro bất ổn định nói chung liên quan đến sự bất ổn định về triển
vọng tương lai của hệ thống chính trị nước sở tại (vd: bất ổn chính trị
ở một số nước Nam Mỹ). Trong một số trường hợp bao gồm cả rủi ro
ngoại giao (vd: Lotte bị TQ tẩy chay)
67 3.2.1 Môi trường chính trị và thể chế (tiếp)
Rủi ro môi trường chính trị (tiếp)
(ii) Rủi ro kiểm soát quyền sở hữu liên quan đến khả năng của chính phủ
nước sở tại có thể thực hiện những chính sách để hạn chế quyền kiểm
soát và sở hữu doanh nghiệp hay tài sản của một nhà đầu tư ở nước sở
tại đó. Nó có thể gồm tịch thu tài sản hoặc quốc hữu hóa.
(iii) Rủi ro điều hành xuất phát từ sự bất ổn mà một nước sở tại có thể
hạn chế những hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư ở tất cả các lĩnh
vực gồm sản xuất, marketing, tài chính.
(iv) Rủi ro chuyển tiền: nước sở tại có thể hạn chế khả năng của một chi
nhánh để chuyển thanh toán, vốn hay lợi nhuận ra khỏi nước tiếp nhận
đầu tư về công ty mẹ.
68 3.2.1 Môi trường chính trị và thể chế (tiếp)
(3) Chất lượng thể chế và mức độ tham nhũng
• Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. (Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam)
• Tác động tiêu cực của tham nhũng lên FDI?
• ..
• ..
• Các quốc gia đang phát triển muốn thu hút đầu tư nước ngoài cần phải tích
cực xóa bỏ nạn tham nhũng trong nước.
• VN: “Xây dựng thể chế không thể, không dám, không cần tham nhũng”
69 3.2.2 Các yếu tố luật pháp (Legal Environment)
Môi trường pháp lý đề cập tới các quy định pháp luật mà các tổ chức
doanh nghiệp phải tuân theo trong quá trình hoạt động, từ khi thành
lập cho tới khi đóng cửa doanh nghiệp.
...
• Thủ tục • Thủ tục
• Thời gian • .. • Thời gian
• ... • .. • ...
Thành lập Đóng cửa
doanh nghiệp doanh nghiệp
70 3.2.2 Các yếu tố luật pháp (tiếp)
Một số yếu tố môi trường pháp lý (Doing ...