Danh mục

Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 2: Cung, cầu

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.31 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 2: Cung, cầu" tìm hiểu hành vi, cũng như các quy luật chi phối hành vi người mua thông qua khái niệm cầu; hành vi, cũng như các quy luật chi phối hành vi người bán thông qua khái niệm cung; các thức giá cả và sản lượng được hình thành như thế nào, thông qua đó tìm hiểu về các biện pháp can thiệp của chính phủ tới thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 2: Cung, cầu Bài 2: Cung - cầu BÀI 2 CUNG - CẦU Hướng dẫn học Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. PGS. TS Vũ Kim Dũng – PGS.TS Phạm Văn Minh (2011), Giáo trình Kinh tế học vi mô , NXB Lao động xã hội. 2. PGS. TS Vũ Kim Dũng – TS Đinh Thiện Đức, Bài tập kinh tế học vi mô, (2011), NXB Lao động xã hội.  Nghe bài giảng qua video – Cần chú ý các vấn đề chưa hiểu rõ hoặc yêu cầu mà giáo viên đưa ra.  Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của từng chương theo những vấn đề mà giáo viên giảng, chú ý những điểm chưa hiểu khi nghe giảng. Nếu đọc sách vẫn không hiểu thì ghi lại để hỏi trợ giảng.  Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng chương.  Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề và khái niệm đang học, hỏi thêm bạn bè, người thân về những vấn đề mang tính suy luận về hành vi của các chủ thể tham gia thị trường.  Tập viết bài tự luận về đánh giá phân tích thị trường.  Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Khái niệm và những công cụ dùng để phân tích cầu và cung;  Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu và cung;  Cân bằng thị trường và sự thay đổi giá và sản lượng cân bằng; Mục tiêu  Giúp người học hiểu được hành vi, cũng như các quy luật chi phối hành vi người mua thông qua khái niệm cầu;  Giúp người học hiểu được hành vi, cũng như các quy luật chi phối hành vi người bán thông qua khái niệm cung;  Giúp người học hiểu các thức giá cả và sản lượng được hình thành như thế nào, thông qua đó tìm hiểu về các biện pháp can thiệp của chính phủ tới thị trường.ECO101_Bai2_v1.0012112219 21 Bài 2: Cung - cầuTình huống dẫn nhậpNăm 2011 – 2012, thị trường bất động sản ở Việt Nam tụt dốc thảm hại, giá nhà ở trung bìnhnhững năm này chỉ giảm chỉ còn bằng một nửa so mức giá đỉnh điểm đạt được vào tháng 7 năm2008 – 2009. Vậy đâu là lý do dẫn đến sự trồi sụt bất thường đến vậy?22 ECO101_Bai2_v1.0012112219 Bài 2: Cung - cầu2.1. Cầu2.1.1. Khái niệm cầu2.1.1.1. Khái niệm cầu Nói đến cầu là nói đến nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Con người mong muốn có được hàng hoá càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên có những mong muốn chưa trở thành nhu cầu cần phải có mà chỉ mới dừng lại ở “nhu cầu” trong ý muốn có được hàng hoá để sử dụng cho mục đích cụ thể nào đó, mà chưa phản ánh được việc người tiêu dùng thực sự có khả năng mua hàng hoá đó không và mua một lượng bao nhiêu. Cầu cá nhân Vì vậy, cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn có và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (Các yếu tố khác không thay đổi). Trong kinh tế học, người ta sử dụng khái niệm “lượng cầu” để chỉ về số lượng hàng hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn và có khả năng mua tại một mức giá trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Như vậy, cầu phản ánh mối quan hệ giữa giá và lượng cầu.2.1.1.2. Ví dụ cầu về một hàng hóa dịch vụ Với mức giá 15.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng A sẵn sàng mua 2 kg cam cho gia đình ăn một ngày trong các tháng hè nóng nực năm 2008 tại Hà Nội. Tuy nhiên, khi giá lên tới 30.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng đó chỉ có mong muốn mua và chỉ có khả năng mua 1 kg cam mà thôi. Khi giá cam là 15.000 VNĐ/kg thì hàng ngày trên thị trường Hà Nội lượng cam được bán ra đến 10 tấn cam. Nhưng khi giá lên tới 30.000 VNĐ/kg thì lượng cam được bán ra có 4 tấn cam một ngày. Như vậy, với mỗi một mức giá khác nhau, người tiêu dùng sẽ Cầu về hoa quả có mong muốn và có khả năng mua được một lượng hàng hoá khác nhau. Qua ...

Tài liệu được xem nhiều: