Danh mục

Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng" tìm hiểu cơ sở lý luận về sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là dựa trên sở thích và giới hạn ngân sách của người tiêu dùng; nguồn gốc hình thành của cầu cá nhân và cầu thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Bài 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng BÀI 4 LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG Hướng dẫn học Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. PGS. TS Vũ Kim Dũng – PGS.TS Phạm Văn Minh (2011), Giáo trình Kinh tế học vi mô, NXB Lao động xã hội. 2. PGS. TS Vũ Kim Dũng – TS Đinh Thiện Đức, Bài tập kinh tế học vi mô, (2011), NXB Lao động xã hội.  Học bài này cần đọc tài liệu trong 3 giờ và làm bài tập 1 giờ.  Ngoài ra, khi học bài này học viên cần đặt mình vào hoàn cảnh của người tiêu dùng để hình dung về sở thích và khả năng thu nhập có hạn của mình để từ đó xem xét mình đang và đã lựa chọn tối ưu chưa?  Học viên cần tìm hiểu thực tế quy luật lợi ích cận biên giảm dần và giải thích nghịch lý “nước và kim cương”.  Bí quyết “học viên thử tìm cách tối ưu hoá” chi tiêu mà hàng tháng nhận được từ bố mẹ và “thời gian cũng có giới hạn” sao cho mình cảm thấy hài lòng nhất.  Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Cơ sở lý luận về sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là dựa trên sở thích và giới hạn ngân sách của người tiêu dùng  Nguồn gốc hình thành của cầu cá nhân và cầu thị trường Mục tiêu  Hiểu được cơ sở của cầu thị trường hình thành từ đâu;  Hiểu hơn về hành vi của người tiêu dùng và những lựa chọn của họ để có cách ứng xử phù hợp hơn khi tiếp xúc với khách hàng sau này;  Xem xét lại hành vi lựa chọn dịch vụ của mình hiện nay thông qua 2 lý thuyết là lý thuyết lợi ích đo được và lý thuyết phân tích bàng quan.ECO101_Bai4_v1.0012112219 67 Bài 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùngTình huống dẫn nhậpĐược mùa nhưng hiện giá lúa giảm quá mạnh làm người dân ĐBSCL thấp thỏm lo âu. Trong khiđó, lúa gạo ngoại lại vượt biên vào thị trường nội địa. Vụ lúa hè thu đã thu hoạch xong phải bánchạy với giá 4.300 – 4.500 đồng/kg với giá này lời quá mỏng và nhiều khó khăn đang chờ đợi.Có thể nói, nhiều khó khăn đang đặt ra với nông dân trong lúc này, họ là những người sống chủyếu dựa vào cây lúa, nhưng thị trường không ổn định, giá lúa cứ tăng giảm bất thường trong khivật giá leo thang. Tại sao trong những năm được mùa lúa thì người nông dân không phấn khởi và Chính phủ phải hỗ trợ cho người nông dân?68 ECO101_Bai4_v1.0012112219 Bài 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng4.1. Hành vi người tiêu dùng Trong bài trước, chúng ta đã thảo luận về cung, cầu và mối quan hệ của cung cầu trên thị trường. Các phân tích đó cho phép chúng ta không những hiểu được xu thế chung của thị trường, đồng thời cho phép chúng ta đo lường được mức độ thay đổi của lượng cầu và lượng cung thị trường khi một trong các nhân tố ảnh hưởng thay đổi. Ngoài ra, chúng ta cũng xem xét về những hoạt động can thiệp của Chính phủ các nước ảnh hưởng như thế nào đến giá và sản lượng mua bán trên thị trường và lợi ích của những chủ thể tham gia trên thị trường. Như vậy có thể thấy rằng, việc khảo sát chi tiết hơn nữa về cầu và cung sẽ phản ánh rõ hơn các quy luật của thị trường, đưa ra các dự báo về thị trường trong tương lai, từ đó đề xuất được biện pháp hành động kịp thời giải quyết tình trạng suy thoái hay khó khăn của các chủ thể tham gia thị trường. Kinh tế học hiện đại có xu hướng lấy người tiêu dùng là nền tảng để phát triển sản xuất và kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích hành vi của người tiêu dùng trở thành một trong những vấn đề quan trọng của kinh tế học vi mô. Việc phân tích hành vi người tiêu dùng giúp trả lời những câu hỏi khó hơn mà nếu như chỉ dựa vào nội dung của bài 2 thì chưa đủ cơ sở để giải thích. Ví dụ như sự thay đổi trong thu nhập và giá sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cầu về hàng hóa và dịch vụ? Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa như thế nào trong khả năng giới hạn thu nhập của mình? Phân tích về hành vi người tiêu dùng sẽ cho phép chúng ta giải đáp các vấn đề đó. Phân tích hành vi của người tiêu dùng trình tự theo ba bước:  Thứ nhất, định nghĩa về sở thích của người tiêu dùng. Đó là giải thích rõ để thấy được người tiêu dùng thích hàng hóa này hơn hàng hóa khác như thế nào.  Thứ hai, xem xét việc người tiêu dùng thể hiện các hành vi của mình như thế nào trước những ràng buộc về ngân sách. Sự giới hạn về thu nhập của người tiêu dùng khống chế lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng mua như thế nào.  Thứ ba, với sự kết hợp giữa sở thích và ràng buộc về ngân sách sẽ xác định được lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là thỏa mãn tối đa sở thích của mình trong giới hạn ngân sách cho phép. Bài này cũng giúp hiểu rõ sự hình thành của cầu cá nhân là từ những sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng và sự hình thành cấu trú ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: