Danh mục

Bài giảng Kinh tế học vi mô nâng cao - TS. Nguyễn Thế Hòa

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 799.83 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (87 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng "Kinh tế học vi mô nâng cao" cung cấp cho người học các kiến thức về cầu, cung, cân bằng thị trường; độ co giãn của cầu; độ co giãn của cung; đánh thuế và sự can thiệp của chính phủ; thị trường cạnh tranh hoàn hảo; thị trường độc quyền bán; cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm và Định giá chiến lược. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế học vi mô nâng cao - TS. Nguyễn Thế HòaTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢIKhoa Kinh tế và Quản lýKinh tế học Vi mô nâng cao(Biên soạn lần thứ nhất cho lớp cao học kinh tế TN & MT 16K)Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Thế HòaHà Nội -2010Mục lụcChương 1: Cầu, cung, cân bằng thị trườngChương 2: Độ co giãn của cầuChương 3: Độ co giãn của cungChương 4: Đánh thuế và sự can thiệp của chính phủChương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảoChương 6: Thị trường độc quyền bánChương 7: Cạnh tranh độc quyền, Độc quyền nhóm và Định giá chiến lược2Chương 1Cầu, cung, và cân bằng thị trường1.1. Cầu1.1.1 Cầu cá nhân và cầu thị trườngCầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở cácmức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi.Lượng cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng muaở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữalượng cầu về một hàng hoá và giá của nó.Mối quan hệ giữa tổng lượng hàng hoá được cầu và giá của hàng hoá đó trong thị trườnggọi là cầu thị trường.Mối quan hệ giữa lượng hàng hoá được cầu bởi một cá nhân và giá của hàng hoá đó gọi làcầu cá nhân.Cầu thị trường về một hàng hoá đơn giản là tổng của tất cả cầu cá nhân về hàng hoá đó.Ví dụ, trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng về xem phim là An và Bình. Cầu thịtrường là tổng cầu của An và Bình, số liệu cho trong bảng 1.1.Bảng 1.1: Cầu cá nhân và cầu thị trườngLượng phim được cầuAnBìnhThị trường(An+Bình)701016020250303404153052720639Hình 1.1 minh hoạ mối quan hệ giữa các đường cầu cá nhân và cầu thị trường.Tại mức giá vé 30 nghìn VND/1chiếc, An cầu 5 phim một tuần và Bình cầu 2 phim, nêntổng lượng được cầu trên thị trường là 7 phim một tuần.Các đường cầu về phim ở phần (a) và (b) được cộng theo chiều ngang để ra đường cầu thịtrường ở phần (c).Đường cầu thị trường là tổng các đường cầu cá nhân theo chiều ngang được tính bằngcách cộng các lượng được cầu của mỗi cá nhân tại mỗi mức giá.Để có cầu một hàng hoá nào đó, bạn phải:• Có nhu cầu về hàng hóa đó.• Có khả năng thanh toán cho nó.• Có kế hoạch mua nó.Gía vé(1000 VND /chiếc)3Đôi khi, số lượng hàng hoá cầu lớn hơn số lượng hàng hoá sẵn có, do đó số lượng hàng hoá muanhỏ hơn số lượng cầu. Lượng cầu được xác định bằng số lượng hàng hoá trong một khoảng thờigian nhất định.Hình 1.1: Các đường cầu cá nhân và cầu thị trườngCầu thị trườngCầu cá nhân766Giá (10000 VND )87Giá (10000 VND)8543Cầu của Bình2Cầu củaAn5Cau thịtrường437=5+2211000510Số lượng (phim mỗi tuần)0510Số lượng (phim mỗi tuần)1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu••••••Giá của hàng hoá (P).Giá của các hàng hoá có liên quan: giá hàng hóa thay thế PR hay giá hàng hóa bổ sung PC.Thu nhập (Y).Giá kỳ vọng trong tương lai (Pf).Dân số (N).Sở thích (T)….Luật cầuKhi các yếu tố khác không thay đổi, giá của một hàng hoá hay dịch vụ nào đó cao hơn sẽ làmcho lượng cầu về hàng hoá hay dịch vụ đó thập hơn.Sự thay đổi cầuKhi các yếu tố khác ngoài giá hàng hóa thay đổi chúng làm cầu thay đổi.1. Thu nhập: Thu nhập cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến cầu. Khi các yếu tố khác không thayđổi, nói chung thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụhơn. Còn khi thu nhập của họ giảm xuống thì họ mua ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Mặc dù, khi thunhập tăng thì cầu của người tiêu về đa số các mặt hàng đều tăng nhưng không phải cầu của tất cảcác mặt hàng đều tăng. Những hàng hoá mà cầu về nó tăng lên khi thu nhập tăng được gọi làhàng hoá bình thường. Còn những hàng hoá mà cầu về nó giảm xuống khi thu nhập tăng lên đượcgọi là hàng hoá thứ cấp. Ví dụ về các mặt hàng thứ cấp là quần áo cũ hay cá ươn, thịt cuối ngày.Khi thu nhập tăng lên thì cầu về các mặt hàng này luôn luôn giảm xuống vì người tiêu dùng sẽchọn mua những con cá tươi sống, quần áo mới đắt tiền để thay thế cho các mặt hàng trên.4Giá của các hàng hoá có liên quan: Lượng cầu về bất kỳ một hàng hoá hay dịch vụ nào mà ngườitiêu dùng có kế hoạch mua đều phụ thuộc vào giá của hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.Hàng hoá thay thế là hàng hoá mà có thể sử dụng để thay thế cho hàng hoá khác. Ví dụ, chúng tacó thể đi lại bằng xe buýt thay vì đi lại bằng taxi hoặc xe máy trong thành phố. Như băng nhạcchẳng hạn, mặt hàng thay thế là điã CD. Nếu giá của đĩa CD tăng thì người tiêu dùng sẽ muanhiều băng hơn. Điều này còn tác động cả đến những người sử dụng đĩa CD khác. Do vậy, cầu vềbăng tăng lên.Tức là, giá một hang hóa tăng lên làm cầu hang hóa thay thế tăng; và ngược lại giá mộthàng hóa giảm thì cầu về hang hóa thay thế của nó giảm.Hàng hoá bổ sung là hàng hoá được sử dụng kết hợp với những hàng hoá khác. Ví dụ, hai loạihàng hoá bổ sung cho nhau là xe hơi với xăng dầu hay máy tính và phần mềm hệ điều hành hoặcmáy cát sét với băng đĩa. Nếu giá của một trong các mặt hàng bổ sung tăng lên thì người tiêudùng thường mua ít mặt hàng đó hơn. Ví dụ, nếu giá của băng và đĩa tăng lên thì người tiêu dùngmua ít máy cát sét hơn. Do vậy, cầu về máy cát sét giảm xuốngTức là, giá một hang hóa tăng lên làm cầu hang hóa bổ sung của nó giảm; và ngược lại giámột hàng hóa giảm thì cầu về hàng hóa bổ sung của nó tăng.3. Giá kỳ vọng trong tương lai: Nếu giá của một hàng hoá nào đó được kỳ vọng là sẽ tăng lêntrong tương lai và hàng hoá này có thể tích trữ được thì chi phí cơ hội cho việc có được hàng hoánày ở hiện tại để tiêu dùng trong tương lai sẽ thấp hơn so với việc có được hàng hoá này trongtương lai để tiêu dùng khi giá đang tăng lên. Cho nên người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá nàytrước khi giá kỳ vọng và cầu về nó tăng. Tương tự như vậy, nếu giá của một hàng hoá nào đógiảm xuống trong tương lai, thì chi phí cơ hội cho việc có nó bây giờ giảm xuống. Cho nên ngườitiêu dùng sẽ mua ít hàng hoá này bây giờ để tăng mua nó trong tươn ...

Tài liệu được xem nhiều: