(NB) Bài giảng Kinh tế môi trường do Ngô Văn Mẫn biên soạn cung cấp cho người học các kiến thức: Môi trường và phát triển, kinh tế ô nhiễm môi trường, các công cụ quản lý môi trường, định giá môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế môi trường - Ngô Văn Mẫn ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI GIẢNGKINH TẾ MÔI TRƢỜNG Người soạn: Ngô Văn Mẫn Huế - 11/2014 (Tài liệu lưu hành nội bộ)1. Vai trò Môn học: Các nhà kinh tế học hiện đại đã chỉ ra rằng môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó bất kỳ quyết định nào trong kinh tế đều có ảnh hưởng đến môi trường và ngược lại. Việc chôn lấp chất thải rắn và thải chất thải khí, thải nước thải vào môi trường tự nhiên tạo ra ô nhiễm và suy thoái hệ sinh thái. Tại sao những điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Và tại sao con người không tính đến các ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽ trả lời các câu hỏi này.2. Mục tiêu môn học: Kiến thức: Môn học Kinh tế môi trường sẽ trang bị một cách hệ thống cho học viên những quan điểm lý luận, phương pháp và công cụ để nghiên cứu và thiết lập giải pháp kinh tế và chính sách quản lý môi trường. Kỹ năng: Học xong môn học, học viên sẽ có các kỹ năng để thực hiện các định giá môi trường, thiết kế và vận dụng các công cụ kinh tế và các chính sách vào quản lý tài nguyên môi trường. Môn học sẽ giúp người học rèn luyện khả năng tư duy lô gic và tư duy chiến lược trong phân tích các vấn đề kinh tế môi trường.3. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo chính:- Field B. and N. Olewiler, 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada cập nhật lần 2. McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada.- PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, 2003. Giáo trình Kinh tế & Quản lý Môi trường. Đại học Kinh tế quốc dân.- TS. Nguyến Mậu Dũng – TS. Vũ Thị Phương Thụy - PGS. TS. Nguyễn Văn Song, 2009. Giáo Trình Kinh Tế Môi Trường. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tài liệu tham khảo khác:- Báo cáo môi trường quốc gia 2011.- Bộ tiêu chuẩn môi trường ISO 14000.- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2005, 2014).- PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, 2005 - Giáo trình Kinh tế Môi trường, NXB Giáo Dục.- PGS.TS Bùi Cách Tuyến, 2014. Một số vấn đề về quỹ bảo vệ môi trường, NXB Tư pháp.- PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài (chủ biên), 2010 – Giáo trình Kinh tế Phát triển, Đại Học Kinh tế Tp HCM, NXB Lao động.- PGS.TS Phạm Văn Lợi (chủ biên), 2011 – Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: một số, vấn đề lý luận và thực tiễn. Sách chuyên khảo. Viện Khoa học Môi trường-Tổng cục Môi trường.- Tạp chí Tài nguyên và môi trường, số 4, 2007.- TS. Lê Ngọc Uyển- TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh – Ths. Hoàng Đinh Thảo Vy, Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Đại học Mở Tp. HCM.- TS. Đỗ Nam Thắng, 2010. Xây dựng cơ sở và phương pháp luận lượng hóa giá trị kinh tế các vườn quốc gia phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết khoa học. Viện Khoa học Quản lý Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường. MỤC LỤCBÀI MỞ ĐẦU: ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC & 1PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11. Sự ra đời và phát triển của kinh tế môi trường 12. Đối tượng môn học 23. Nhiệm vụ môn học 24. Phương pháp nghiên cứu 3CHƢƠNG 1: MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 11.1. Mối liên kết giữa môi trường và phát triển kinh tế 1 1.1.1 Môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường 1 1.1.2 Vai trò của hệ thống môi trường đối với con người 5 1.1.3 Các thuật ngữ phổ biến về môi trường 7 1.1.4 Nhận thức về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế 8 1.1.5 Phát triển kinh tế bền vững 141.2. Một số vấn đề về kinh tế môi trường trên thế giới 21 1.2.1 Ô nhiễm đất 21 1.2.2 Ô nhiễm nước 22 1.2.3 Ô nhiễm không khí 22 1.2.4 Biến đổi khí hậu 24 1.2.5 Giảm đa dạng sinh học 251.3. Một số khái niệm về kinh tế phúc lợi 25 1.3.1 Cung, cầu và cân bằng thị trường 25 1.3.2 Thặng dư sản xuất và tiêu dùng 27 1.3.3 Giá sẵn lòng trả/ Giá sẵn lòng chấp nhận 31 1.3.4 Hiệu quả Pareto (Hiệu quả kinh tế) 321.4. Ảnh hưởng của ngoại ứng và sự thất bại thị trường 32 1.4.1 Thất bại của thị trường 32 1.4.2 Ngoại ứng và sự thất bại của thị trường 34TÓM TẮT CHƢƠNG 1 42CHƢƠNG 2: KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG 442.1 Mức ô nhiễm tối ưu 44 2.1.1 Khái niệm về mức ô nhiễm tối ưu 44 2.1.2 Xác định mức ô nhiễm tối ưu 452.2 Cơ chế thị trường và mô hình thỏa thuận mức ô nhiễm tối ưu 54 2.2.1 Luật nghĩa vụ pháp lý 54 2.2.2 Quyền sở hữu tài sản 572.3 Định lý Ronald Coase 59 2.3.1 Phát biểu định lý R.Coase 59 2.3.2 Những vấn đề với việc sử dụng quyền sở hữu ...