Danh mục

Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (120 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung "Bài giảng Kinh tế môi trường" thảo luận về các vấn đề lý thuyết và các công cụ có thể được sử dụng để hiểu và đo lường được các mối quan hệ đó, từ đó có những quyết định đúng đắn làm thế nào để quản lý các nguồn tài nguyên môi trường một cách tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo tiếp nội dung phần 2 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp Chương 3 PHÂN TÍCH KINH TẾ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Phân tích kinh tế tác động môi trường hay định giá môi trường là việc xácđịnh giá trị tiền tệ của những ảnh hưởng/tác động môi trường. Khi nền kinh tế thịtrường phát triển, mọi yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất và tiêu dùng đều bị haomòn, chất lượng môi trường cũng vậy. Việc định giá môi trường giúp huy độngnguồn vốn nhằm khắc phục lại các vấn đề về giảm sút chất lượng môi trường hướngphát triển bền vững. Chương này nhằm cung cấp những luận cứ cần thiết cho việcđịnh giá môi trường là tất yếu khách quan. Đồng thời hệ thống các phương pháp địnhgiá môi trường được sử dụng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó giúp chochúng ta lựa chọn phương pháp định giá môi trường phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu học tập: Sau khi học xong chương 3, bạn có thể: - Trình bày khái niệm, đặc điểm của hàng hóa môi trường và vai trò của địnhgiá môi trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay; - Trình bày sơ đồ tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường; - Nắm được quy trình các bước trong định giá môi trường; - Trình bày các phương pháp định giá môi trường hiện nay.3.1. Những khái niệm cơ bản3.1.1. Hàng hóa chất lượng môi trường3.1.1.1. Khái niệm - Chất lượng môi trường là yếu tố quan trọng của sự sống, nó đáp ứng nhu cầucơ bản của con người, điều đó khẳng định vai trò quan trọng của chất lượng môitrường. Mọi quá trình lao động sản xuất bao giờ cũng đồng thời là quá trình tái sảnxuất như tái sản xuất tư liệu lao động, sức lao động và tích lũy vốn để mở rộng sảnxuất. Trong quá trình lao động sản xuất các yếu tố sản xuất đều bị hao mòn cần phảibù đắp để quá trình sản xuất tiếp tục được thực hiện. Chính vì vậy, mà môi trườngtrong quá trình lao động sản xuất cũng bị hao phí (giảm sút chất lượng) nên nó cũngcần phải tái sản xuất. - Việc tái sản xuất chất lượng môi trường xét về hình thức, phạm vi và trình độlà do trình độ phát triển sản xuất quy định, nó gắn liền với lịch sử phát triển sảnxuất cả về chiều rộng và chiều sâu. 105 + Trong nền văn minh nông nghiệp, kinh tế tự nhiên, quy mô nhỏ và phân tán,con người lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên con người khai thác tự nhiên chủ yếutheo chiều rộng, tần suất nhỏ, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khôngnhiều do đó việc tái sản xuất chất lượng môi trường không cần thiết phải đặt ra vìnó vẫn trong khuôn khổ tự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên. + Trong nền văn minh công nghiệp, với kinh tế hàng hóa phát triển đầy đủ đểtrở thành kinh tế thị trường trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, tiên tiến, lực lượngsản xuất phát triển ở trình độ cao, quy mô lớn nên việc khai thác tài nguyên thiênnhiên rất mạnh mẽ, nhiều cả về số lượng và chủng loại, tốc độ phục hồi môi trườngkhông kịp so với sự khai thác các thành phần môi trường của con người. Động cơthúc đẩy sản xuất hàng hóa vì lợi nhuận đã thôi thúc các nhà sản xuất hạ thấp chiphí. Chính động lực này đã thôi thúc cả người sản xuất và người tiêu dùng khôngquan tâm đến chất lượng môi trường và môi trường bị biến đổi cả ở tầm vi mô và vĩmô. - Để bù đắp lại sự giảm sút về chất lượng môi trường xét về mặt kinh tế mỗiquá trình tái sản xuất đều phải có đầu tư, có chi phí. Chi phí môi trường có tính chấtxã hội, đó là những chi phí rất lớn, do đó các quốc gia trên thế giới đã tìm nhiềubiện pháp hạn chế chi phí bằng các giải pháp khác nhau như luật lệ, thuế khóa,khuyến khích bằng trợ cấp hoặc phạt bằng tiền. - Trong nền kinh tế thị trường các yếu tố sản xuất hữu hình được tiền tệ hóa vìvậy yếu tố sản xuất là chất lượng môi trường cũng phải được tiền tệ hóa. Nó phảiđược tính đúng tính đủ như các yếu tố sản xuất khác coi như cái giá phải trả choviệc sử dụng chất lượng môi trường tốt. - Điều kiện cần và đủ để chất lượng môi trường trở thành hàng hóa khi sảnxuất phát triển ở trình độ cao: Tái sản xuất chất lượng môi trường được coi như mộtyếu tố khách quan để cho quá trình sản xuất được liên tục (đó là điều kiện cần);kinh tế hàng hóa càng phát triển, các quan hệ kinh tế đã được tiền tệ hóa thì việcthực hiện chi phí khắc phục chất lượng môi trường cũng phải được biểu thị dướihình thái tiền tệ (điều kiện đủ). Khi nào chưa hội đủ hai điều kiện này thì chất lượngmôi trường chưa trở thành hàng hóa được.3.1.1.2. Đặc điểm của hàng hóa chất lượng môi trường - Bất cứ hàng hóa nào cũng có đủ hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. + Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của conngười, nó được quyết định bởi thuộc tính tự nhiên của sản phẩm đó và thể hiện ở 106việc sử dụng hay tiêu dùng của sản phẩm trong đời sống xã hội. Giá trị sử dụng làphạm trù vĩnh viễn, nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: