Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
Số trang: 34
Loại file: pdf
Dung lượng: 677.43 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tập bài giảng này trình bày những nội dung chủ yếu của môn học Kinh tế quốc tế thuộc chương trình cơ sở. Tập bài giảng gồm 4 chương. Sau đây là phần 2 của bài giảng trình bày nội dung kiến thức trong 2 chương tiếp theo: chương 3 đầu tư quốc tế, chương 4 liên kết kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm kiến thức và vận dụng học tốt môn học kinh tế quốc tế nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc Chương 3 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đầu tư quốc tế, nguyên nhân hành hình đầu tư quốc tế, vai trò của đầu tư quốc tế, các hình thức đầu tư quốc tế, tình hình đầu tư quốc tế hiện nay và của Việt Nam. 3.1. KHÁI NIỆM VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 3.1.1. Khái niệm Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời. Tư bản di chuyển gọi là vốn đầu tư quốc tế. Vốn có thể là của một tổ chức tài chính quốc tế, một nhà đầu tư hoặc của một Nhà nước. Vốn đầu tư có thể đóng góp dưới các dạng sau: - Các loại ngoại tệ mạnh hoặc tiền nội địa. - Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hoá, mặt đấ, tài nguyên. - Hàng hoá vô hình: Sức lao động, công nghệ, bí quyết kinh doanh, bằng phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hoá trên thị trường … - Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu… Mục đích của đầu tư quốc tế là lợi nhuận, chính trị, xã hội hay môi trường… 3.1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế - Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển lực lượng sản xuất dẫn đến chi phí tạo ra sản phẩm hàng hoá giữa các quốc gia có sự khác biệt đáng kể. Ngoài ra điều kiện sản xuất giữa các quốc gia không giống nhau, có sự chênh lệch về giá cả hàng hoá, giá cả hàng hoá sức lao động, tài nguyên vốn, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lí … Chính vì vậy, tìm kiếm đầu tư ra nước ngoài cho phép tận dụng được những lợi thế trên tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm và nâng cao s ức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế. - Trong những năm gần đây, ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần và xuất hiện hiện tượng dư thừa tương đối tư bản ở trong nước. Chính vì vậy đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Nhu cầu về vốn trên thế giới là rất lớn, đặc biệt là các quốc gia đang và chậm phát triển, trong khi đó khả năng tự thoả mãn vốn ở từng nước, từng khu vực có hạn cho nên dẫn đến hiện tượng đầu tư quốc tế. - Sự quốc tế hóa kinh tế toàn cầu gia tăng dẫn đến sự hợp tác phân công lao động khu vực và quốc tế phát triển theo hướng mới. Các nước phát triển đi trước chuyển dịch cơ cấu lao động lên cao hơn và những lợi thế cũ chuyển sang các nước đang và chậm phát triển. Chính sự thay đổi trong phân công là động lực kích thích đầu tư ra nước ngoài để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh mới. - Đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao. 43 - Tình hình bất ổn định và an ninh quốc gia cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo toàn vốn, phòng chống rủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước. - Sự ra đời của các công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động đầu tư quốc tế sôi động, sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia là liên tục. 3.1.3. Tác động của đầu tư quốc tế a. Đối với nước chủ đầu tư * Tác động tích cực Khắc phục được xu hướng giảm sút lợi nhuận trong nước, có điều kiện thu được lợi nhuận cao hơn cho chủ đầu tư do tìm được môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Là biện pháp để vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch nhằm mở rộng thị trường, tận dụng triệt để những ưu ái của nước nhận đầu tư. Khuếch trương được sản phẩm, danh tiếng, tạo lập uy tín và tăng cường vị thế cảu họ trên thị trường thế giới. Khai thác được nguồn yếu tố đầu vào với chi phí thấp hơn so với đầu tư trong nước. * Tác động tiêu cực Nếu chiến lược, chính sách không phù hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước, mà chỉ lao ra nước ngoài kinh doanh, do đó quốc gia có nguy cơ tụt hậu Giảm việc làm ở nước chủ đầu tư Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu rõ về môi trường đầu tư... b. Đối với nước tiếp nhận đầu tư * Tác động tích cực Góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong nước. Học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại từ nước chủ đầu tư. Tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Giúp cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Góp phần khắc phục những khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn và giải quyết các vấn đề xã hội. * Tác động tiêu cực Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thái quá, gây ô nhiễm môi trường. 44 Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư. Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, bệnh tật. Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư. 3.2. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰC TIẾP - FDI (ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI) 3.2.1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Nguồn vốn: FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Về thực chất: FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc Chương 3 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đầu tư quốc tế, nguyên nhân hành hình đầu tư quốc tế, vai trò của đầu tư quốc tế, các hình thức đầu tư quốc tế, tình hình đầu tư quốc tế hiện nay và của Việt Nam. 3.1. KHÁI NIỆM VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 3.1.1. Khái niệm Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời. Tư bản di chuyển gọi là vốn đầu tư quốc tế. Vốn có thể là của một tổ chức tài chính quốc tế, một nhà đầu tư hoặc của một Nhà nước. Vốn đầu tư có thể đóng góp dưới các dạng sau: - Các loại ngoại tệ mạnh hoặc tiền nội địa. - Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hoá, mặt đấ, tài nguyên. - Hàng hoá vô hình: Sức lao động, công nghệ, bí quyết kinh doanh, bằng phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hoá trên thị trường … - Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu… Mục đích của đầu tư quốc tế là lợi nhuận, chính trị, xã hội hay môi trường… 3.1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế - Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển lực lượng sản xuất dẫn đến chi phí tạo ra sản phẩm hàng hoá giữa các quốc gia có sự khác biệt đáng kể. Ngoài ra điều kiện sản xuất giữa các quốc gia không giống nhau, có sự chênh lệch về giá cả hàng hoá, giá cả hàng hoá sức lao động, tài nguyên vốn, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lí … Chính vì vậy, tìm kiếm đầu tư ra nước ngoài cho phép tận dụng được những lợi thế trên tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm và nâng cao s ức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế. - Trong những năm gần đây, ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần và xuất hiện hiện tượng dư thừa tương đối tư bản ở trong nước. Chính vì vậy đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Nhu cầu về vốn trên thế giới là rất lớn, đặc biệt là các quốc gia đang và chậm phát triển, trong khi đó khả năng tự thoả mãn vốn ở từng nước, từng khu vực có hạn cho nên dẫn đến hiện tượng đầu tư quốc tế. - Sự quốc tế hóa kinh tế toàn cầu gia tăng dẫn đến sự hợp tác phân công lao động khu vực và quốc tế phát triển theo hướng mới. Các nước phát triển đi trước chuyển dịch cơ cấu lao động lên cao hơn và những lợi thế cũ chuyển sang các nước đang và chậm phát triển. Chính sự thay đổi trong phân công là động lực kích thích đầu tư ra nước ngoài để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh mới. - Đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao. 43 - Tình hình bất ổn định và an ninh quốc gia cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo toàn vốn, phòng chống rủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước. - Sự ra đời của các công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động đầu tư quốc tế sôi động, sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia là liên tục. 3.1.3. Tác động của đầu tư quốc tế a. Đối với nước chủ đầu tư * Tác động tích cực Khắc phục được xu hướng giảm sút lợi nhuận trong nước, có điều kiện thu được lợi nhuận cao hơn cho chủ đầu tư do tìm được môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Là biện pháp để vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch nhằm mở rộng thị trường, tận dụng triệt để những ưu ái của nước nhận đầu tư. Khuếch trương được sản phẩm, danh tiếng, tạo lập uy tín và tăng cường vị thế cảu họ trên thị trường thế giới. Khai thác được nguồn yếu tố đầu vào với chi phí thấp hơn so với đầu tư trong nước. * Tác động tiêu cực Nếu chiến lược, chính sách không phù hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước, mà chỉ lao ra nước ngoài kinh doanh, do đó quốc gia có nguy cơ tụt hậu Giảm việc làm ở nước chủ đầu tư Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu rõ về môi trường đầu tư... b. Đối với nước tiếp nhận đầu tư * Tác động tích cực Góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong nước. Học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại từ nước chủ đầu tư. Tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Giúp cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Góp phần khắc phục những khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn và giải quyết các vấn đề xã hội. * Tác động tiêu cực Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thái quá, gây ô nhiễm môi trường. 44 Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư. Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, bệnh tật. Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư. 3.2. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰC TIẾP - FDI (ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI) 3.2.1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Nguồn vốn: FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Về thực chất: FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế quốc tế Bài giảng kinh tế quốc tế Lý thuyết kinh tế quốc tế Đầu tư quốc tế Liên kết kinh tế quốc tế Quan hệ kinh tế quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
59 trang 341 0 0
-
97 trang 310 0 0
-
Giáo trình Đầu tư quốc tế: Phần 2
225 trang 239 4 0 -
23 trang 192 0 0
-
Tài liệu học tập Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1
82 trang 148 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 trang 143 0 0 -
Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
13 trang 136 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học vĩ mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
17 trang 130 0 0 -
Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế: Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến
45 trang 127 0 0 -
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 110 0 0