Danh mục

Bài giảng Kinh tế quốc tế - ThS. Trịnh Thị Xuân Vân, Nguyễn Hoàng Ngân

Số trang: 57      Loại file: doc      Dung lượng: 453.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Kinh tế quốc tế có bố cục gồm 4 chương với các nội dung cụ thể như sau: Chương 1 trình bày những vấn đề chung về kinh tế quốc tế, chương 2 cung cấp những nội dung lý thuyết cơ bản liên quan đến thương mại quốc tế, chương 3 là những vấn đề về đầu tư quốc tế, và cuối cùng là hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế quốc tế - ThS. Trịnh Thị Xuân Vân, Nguyễn Hoàng Ngân ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG  MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ (Lưu hành nội bộ) Giảng viên:  Ths.Trịnh Thị Xuân Vân Nguyễn Hoàng Ngân Bài giảng môn Kinh Tế Quốc Tế          Khoa Kinh tế Trường ĐH Phạm Văn  Đồng                                Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Đối tượng và nội dung môn học kinh tế quốc tế 1.1.1. Khái niệm kinh tế quốc tế:  Kinh tế quốc tế là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề  phân phối và   sử  dụng các nguồn lực, tài nguyên giữa các nền kinh tế  của các nước, các khu vực  thông qua con đường mậu dịch, hợp tác với nhau nhằm đạt được sự cân đối cung cầu   về  hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ  trong phạm vi mỗi nước và trên tổng thể  nền kinh tế  toàn cầu. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế giữa  các quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia được   biểu hiện cụ  thể  qua việc di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia thông qua trao đổi  quốc tế, hướng tới cân đối cung cầu các nguồn lực này trong nền kinh tế thế giới. Các  nguồn lực trong nền kinh tế thế giới tồn tại dưới dạng hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao  động, khoa học công nghệ,… Quá trình trao đổi quốc tế các nguồn lực, tạo nên sự phụ  thuộc về  kinh tế  giữa các quốc gia và sự  ràng buộc về  lợi ích giữa các chủ  thể  kinh   tế. Để  đảm bảo lợi ích của mình, các chủ  thể  kinh tế  phải nghiên cứu qui luật vận   động của các dòng chảy nguồn lực giữa các quốc gia, tìm hiểu các chính sách tác động  đến các dòng chảy, từ đó đưa ra biện pháp để điều chỉnh quá trình trao đổi nhằm đạt  tới mục tiêu đã được xác định. 1.1.3. Nội dung nghiên cứu môn học kinh tế quốc tế Nội dung nghiên cứu của môn kinh tế quốc tế sẽ xoay quanh những vấn đề liên  quan đến các quan hệ kinh tế quốc tế như: 2 Bài giảng môn Kinh Tế Quốc Tế          Khoa Kinh tế Trường ĐH Phạm Văn  Đồng                                o Nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế  diễn ra trong lĩnh vực trao đổi quốc   tế hàng hóa, dịch vụ, vốn,...  o Nghiên cứu xu hướng, đặc điểm phát triển và những nhân tố  tác động đến phát  triển KTTG và TTTG. o Nghiên cứu những chính sách và biện pháp kinh tế của các chủ thể tham gia. Nội dung cụ thể: 1. Những vấn đề chung về KTQT 2. Thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế 3. Đầu tư quốc tế 4. Cán cân thanh toán quốc tế và thị trường tiền tệ quốc tế 5.  Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế Như vậy nội dung môn Kinh tế quốc tế nghiên cứu lý luận mối quan hệ kinh tế  giữa các quốc gia ở cả khía cạnh vi mô và vĩ mô.  1.2. Các hình thức kinh tế quốc tế 1.2.1. Thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thông  qua mua bán và trao đổi, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá  nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Hoạt động thương mại ra đời sớm nhất trong các quan hệ  kinh tế  quốc tế  và   ngày nay nó vẫn giữ  vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương   mại quốc tế  có vai trò quan trọng như  vậy bởi vì kết quả  của các quan hệ  kinh tế  quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ  hàng hóa ­ tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế. 1.2.2. Đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được   di chuyển từ  quốc gia này sang quốc gia khác để  thực hiện một hoặc một số  dự  án  đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư  của tư nhân và hỗ trợ phát triển  chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế. ­ Đầu tư của tư nhân: Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức: 3 Bài giảng môn Kinh Tế Quốc Tế          Khoa Kinh tế Trường ĐH Phạm Văn  Đồng                                + Đầu tư trực tiếp nước ngoài + Đầu tư gián tiếp + Tín dụng thương mại ­ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 1.2.3. Trao đổi quốc tế về khoa học và công nghệ Trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế,  qua đó sản phẩm khoa học công nghệ  của một quốc gia được trao đổi với quốc gia  khác nhằm đạt tới lợi ích cao hơn mỗi bên. 1.2.4. Trao đổi quốc tế về sức lao động Trao đổi quốc tế về sức lao động (SLĐ) là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế,  trong đó người lao động di chuyển từ  nước này sang nước khác nhằm mục đích lao  động kiếm sống.  Khi người lao động ra khỏi một nước gọi là người xuất cư, SLĐ của người đó   gọi là SLĐ xuất khẩu. Khi người lao động đến một nước khác gọi là người nhập cư,   SLĐ của người đó gọi là SLĐ nhập khẩu. 1.2.5. Các dịch vụ thu ngoại tệ: Các dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm các hoạt động kinh tế quốc tế dưới dạng các   dịch vụ  quốc tế  như  du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, thông tin liên lạc   quốc tế, bảo hiểm quốc tế, thanh toán và tín dụng quốc tế,… Yếu tố quốc tế ở đây thể hiện ở phạm vi hoạt động hoặc chủ thể sản xuất và  đối tượng tiêu dùng thuộc các quốc tịch khác nhau. Để  thuận tiện, người ta quy  ước   tính quốc tế của các dịch vụ này đồng nhất với hình thức thanh toán là việc thu ngoại  tệ. Các dịch vụ thu ngoại tệ có quy mô ngày càng lớn, nội dung ngày càng phong phú   và hình thức ngày càng trở nên đa dạng. 1.3. Xu thế phát triển kinh tế thế giới 1.3.1. Xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức 1.3.1.1. Kinh tế vật chất và kinh tế tri thức 4 Bài giảng môn Kinh Tế Quốc Tế          Khoa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: