Danh mục

Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 795.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại" với mục tiêu phân tích và làm rõ đối tượng, nội dung nghiên cứu và nhiệm vụ của học phần; cơ sở ra đời và đặc trưng của thương mại; các chức năng và nhiệm vụ thương mại; vai trò của thương mại đối với doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại BÀI 1 BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS. Hoàng Đức Thân (Đồng chủ biên), Giáo trình Kinh tế thương mại (2012), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Luật Thương mại năm 2005.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Mục thứ nhất của bài này, phân tích và làm rõ đối tượng, nội dung nghiên cứu và nhiệm vụ của học phần. Mục thứ hai đề cập cơ sở ra đời và đặc trưng của thương mại. Mục thứ ba nghiên cứu các chức năng và nhiệm vụ thương mại. Mục thứ tư làm rõ vai trò của thương mại đối với doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu Mục tiêu lớn nhất của bài này là nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở hình thành và bản chất kinh tế của thương mại. TXTMKT03_Bai1_v1.0014109226 1 Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại Tình huống dẫn nhập Luật thương mại Tháng 8/2014, Tổng công ty HUD rao bán căn hộ thuộc tổ hợp New Skyline, khu đô thị mới Văn Quán, Hà Nội. Dự kiến quý I/2015 bàn giao nhà. 1. Hoạt động mua bán nêu trên có phải là “hoạt động thương mại” theo Luật Thương mại (2005) hay không? 2. Thương mại theo quy định của Luật Thương mại (2005) là hiểu theo nghĩa nào? 2 TXTMKT03_Bai1_v1.0014109226 Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại 1.1. Nhập môn kinh tế thương mại 1.1.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của học phần Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế thương mại là các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh (buôn bán) trong nước và quốc tế. Cụ thể, nó nghiên cứu sự hình thành, cơ chế vận động, tính quy luật và xu hướng phát triển của hoạt động thương mại nói chung và chủ yếu là của Việt Nam. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý các hoạt động thương mại của nước ta phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Kinh tế thương mại phải nghiên cứu sâu sắc những hiện tượng và quá trình kinh tế diễn ra trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá, qua đó nghiên cứu tính chất của những quan hệ kinh tế và các quá trình kinh tế trong nền Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nói một cách khác, nghiên cứu các đặc trưng của thương mại xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thương mại không thể không nghiên cứu quan hệ sản xuất của chính bản thân ngành thương mại, là một ngành của nền Kinh tế quốc dân, thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nước và với nước ngoài. Thực hiện chức năng này, ngành thương mại phải có một lượng vốn và cơ sở vật chất nhất định, có đội ngũ lao động chuyên nghiệp. Số vốn này được hình thành và sử dụng như thế nào, những người lao động thương mại quan hệ với nhau trong kinh doanh và phân phối như thế nào, quan hệ của họ với các yếu tố kinh doanh ra sao? Đó là những vấn đề thuộc phạm vi quan hệ sản xuất của bản thân ngành thương mại, phản ánh tính chất của thương mại, thuộc đối tượng nghiên cứu của Kinh tế thương mại. Là một ngành của nền Kinh tế quốc dân, Thương mại cũng phát triển theo những quy luật kinh tế chung có tác động trong toàn bộ nền Kinh tế quốc dân. Nhưng mặt khác, cũng cần thấy rằng, Thương mại là một ngành Kinh tế quốc dân độc lập được tách khỏi các ngành sản xuất nên nó cũng có những quy luật phát triển riêng. Ăng ghen đã cho rằng, cùng với thương nghiệp, sản phẩm đã tách rời khỏi sản xuất theo “Sự vận động riêng của nó, sự vận động này xét trong toàn bộ, thì bị sự vận động của sản xuất chi phối nhưng xét về từng mặt riêng biệt của nó và trong sự phụ thuộc chung thì lại tuân theo những quy luật riêng của nó, những quy luật vốn có trong bản chất của các nhân tố đó”. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh thương mại trong nước, tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện thị trường dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng cao”. Đó là những đặc điểm của sự phát triển thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay mà kinh tế thương mại phải nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, nghiên cứu đặc trưng và tính quy luật của sự vận động và phát triển thương mại, kinh tế thương mại không thể không nghiên cứu những chính sách, công cụ quản lý TXTMKT03_Bai1_v1.0014109226 3 ...

Tài liệu được xem nhiều: