Danh mục

Bài giảng Kinh tế thương mại: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thanh Phong

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 760.76 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 1: Bản chất của kinh tế thương mại" trình bày nhập môn kinh tế thương mại; cơ sở ra đời và đặc trưng cơ bản của thương mại; chức năng và nhiệm vụ của thương mại; vai trò của thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế thương mại: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thanh Phong GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KINH TẾ THƯƠNG MẠI • Mục tiêu:  Trang bị cho người học hệ thống lý luận cơ bản về Kinh tế, tổ chức quản lý và kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân.  Giới thiệu kinh nghiệm đã được tổng kết từ thực tiễn thương mại của nước ta và một số nước trên thế giới, nhằm giúp người học biết cách tìm ra phương hướng đúng đắn và các biện pháp giải quyết tốt các vấn đề thương mại ở nước ta hiện nay. • Nội dung nghiên cứu: Bài 1: Bản chất kinh tế của thương mại. Bài 2: Quản lý Nhà nước về thương mại. Bài 3: Tổ chức kinh doanh hàng hóa theo cơ chế thị trường. Bài 4: Dịch vụ thương mại. Bài 5: Thương mại doanh nghiệp. Bài 6: Thương mại điện tử. • Tài liệu tham khảo:  Giáo trình Kinh tế thương mại (2012), NXB Đại học Kinh tế quốc dân.  Giáo trình Thương mại điện tử (2006), NXB Thống kê. v1.0014109216 1 BÀI 1 BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ THƯƠNG MẠI ThS. Nguyễn Thanh Phong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014109216 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Luật Thương mại Tháng 8/2014, Tổng công ty HUD rao bán căn hộ thuộc tổ hợp New Skyline, khu đô thị mới Văn Quán, Hà Nội. Dự kiến quý I năm 2015 bàn giao nhà. 1. Hoạt động mua bán này có phải là “hoạt động thương mại” theo Luật Thương mại (2005) hay không? 2. Thương mại theo quy định của Luật Thương mại (2005) là hiểu theo nghĩa nào? v1.0014109216 3 MỤC TIÊU Mục tiêu lớn nhất của bài này là nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở hình thành và bản chất kinh tế của thương mại. v1.0014109216 4 NỘI DUNG Nhập môn Kinh tế thương mại Cơ sở ra đời và đặc trưng cơ bản của thương mại Chức năng và nhiệm vụ của thương mại Vai trò của thương mại v1.0014109216 5 1. NHẬP MÔN KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của học phần 1.2. Nhiệm vụ của học phần v1.0014109216 6 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC PHẦN • Đối tượng nghiên cứu: là các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh (buôn bán) trong nước và quốc tế. • Nội dung nghiên cứu:  Nghiên cứu các đặc trưng của thương mại xã hội chủ nghĩa.  Nghiên cứu quan hệ sản xuất của chính bản thân ngành thương mại.  Nghiên cứu những chính sách, công cụ quản lý thương mại.  Nghiên cứu chiến lược, định hướng kế hoạch, phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế thương mại. v1.0014109216 7 1.2. NHIỆM VỤ CỦA HỌC PHẦN • Trang bị hệ thống lý luận và thực tiễn về kinh tế, tổ chức và quản lý kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân. • Giới thiệu kinh nghiệm đã được tổng kết từ thực tiễn thương mại của nước ta và của một số nước trên thế giới, tạo ra năng lực vận dụng trong việc xác định phương hướng đúng đắn và các biện pháp giải quyết tốt các vấn đề thương mại ở nước ta hiện nay, bao gồm cả thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. v1.0014109216 8 2. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG MẠI 2.1. Điều kiện lịch sử ra đời của thương mại 2.2. Khái niệm thương mại 2.3. Đặc trưng cơ bản của thương mại trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay v1.0014109216 9 2.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG MẠI Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mối quan hệ trao đổi hàng tiền đó chính là lưu thông hàng hóa. v1.0014109216 10 2.2. KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI • Theo nghĩa rộng, Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. • Theo nghĩa hẹp, Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ có một bên là chủ thể ở nước ngoài thì người ta gọi đó là thương mại quốc tế. v1.0014109216 11 2.3. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY • Thương mại hàng hóa, dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần (thương mại nhiều thành phần). • Thương mại phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước. • Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. • Thương mại theo giá cả thị trường. • Các thể nhân và pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực thương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: