Danh mục

Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 2: Quản lý nhà nước về thương mại

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 2: Quản lý nhà nước về thương mại" giúp các bạn sinh viên làm rõ tính tất yếu khách quan của quản lý nhà nước về thương mại trong nền kinh tế thị trường; tổ chức quản lý Nhà nước và phương pháp quản lý nhà nước về thương mại trong nền kinh tế quốc dân; hệ thống các công cụ quản lý thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế thương mại - Bài 2: Quản lý nhà nước về thương mại Bài 2: Quản lý nhà nước về thương mại BÀI 2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS. Hoàng Đức Thân (Đồng chủ biên), Giáo trình Kinh kinh tế thương mại (2012), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Luật Thương mại 2005.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Mục thứ nhất của bài đề cập vai trò và nội dung quản lý của nhà nước về thương mại trong nền kinh tế thị trường. Mục thứ hai, trình bày hệ thống phương pháp quản lý thương mại trong nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ giữa các phương pháp đó. Mục thứ ba làm rõ hệ thống các công cụ quản lý thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu  Làm rõ tính tất yếu khách quan của quản lý nhà nước về thương mại trong nền kinh tế thị trường.  Nghiên cứu tổ chức quản lý Nhà nước và phương pháp quản lý nhà nước về thương mại trong nền kinh tế quốc dân.  Nghiên cứu hệ thống các công cụ quản lý thương mại trong nền kinh tế quốc dân. TXTMKT03_Bai2_v1.0014109226 15 Bài 2: Quản lý nhà nước về thương mại Tình huống dẫn nhập Hạn ngạch nhập khẩu “Theo Gafin, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Proceso Alcala cho biết: Ủy ban Thương mại Hàng hóa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – CTG) đã cho phép Philippines tiếp tục quy định hạn chế định lượng (QRs) đối với nhập khẩu gạo, vốn đã hết hạn vào tháng 6/2012”. (Tin nguồn: http://tinngan.vn/Philippines-tiep-tuc-duoc-ap-dat-han-ngach-nhap-khau-gao_ 759-0-477203.html) 1. Giá gạo trong nước của Philippines sẽ biến động theo xu hướng nào? 2. Cho biết lợi ích vật chất của chính phủ và lợi ích của doanh nghiệp có được giấy phép nhập khẩu nhận được khi sử dụng hạn ngạch nhập khẩu? 16 TXTMKT03_Bai2_v1.0014109226 Bài 2: Quản lý nhà nước về thương mại 2.1. Vai trò và nội dung quản lý Nhà nước về thương mại 2.1.1. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với thương mại Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Trong lĩnh vực thương mại nước ta, vai trò quản lý của Nhà nước được thể hiện trên các mặt sau đây:  Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển. Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương mại phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiểu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục, luật pháp... cho thương mại. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường.  Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫn dắt sự phát triển của thương mại còn được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ trung ương đến địa phương.  Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội là rất lớn. Nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định, nhân cách của con người được tôn trọng, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân.  Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý. Đất đai, các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước. Ở đây Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó. Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Vai t ...

Tài liệu được xem nhiều: