Bài giảng Kinh tế vi mô 1: Phần 2 - ThS. Dư Anh Thơ
Số trang: 67
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.03 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Kinh tế vi mô 1: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Lý thuyết sản xuất - chi phí - lợi nhuận; cấu trúc thị trường; thất bại của thị trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vi mô 1: Phần 2 - ThS. Dư Anh Thơ Chương V. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN Mục tiêu của chương” Ở các chương trước, chúng ta đã nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thông qua sở thích, giới hạn ngân sách và lựa chọn tiêu dùng tối ưu. Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát hàm sản xuất, chi phí và tối đa hóa lợi nhuận để nghiên cứu hành vì của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và làm thế nào để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 1. Các khái niệm 1.1. Sản xuất Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào (input) hay các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ mới, gọi là đầu ra (output) hay sản phẩm. Nói cách khác, sản xuất là việc chuyển hóa các đầu vào là các tài nguyên thành các đầu ra là hàng hóa, dịch vụ. Người ta thường chia các yếu tố sản xuất thành 3 nhóm: Lao động, vốn và đất đai (hoặc tài nguyên thiên nhiên). Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tính toán khi xây dựng mô hình hành vi người sản xuất, chúng ta giả định chỉ có hai đầu vào là vốn và lao động. Ngoài ra, để xây dựng mô hình này cần có hai giả định đơn giản hóa: + Thứ nhất: Tất cả lao động đều cung cấp những dịch vụ lao động giống nhau, không phân biệt lao động chân tay hay trí óc, lao động phức tạp hay giản đơn,... Như vậy mới có thể cộng được công việc của họ lại với nhau. Giả định tương tự đối với đầu tư vào tư bản. + Thứ hai: Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. 1.2. Công nghệ và hàm sản xuất Công nghệ là các cách thức hay phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp các đầu vào để tạo ra đầu ra. Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hóa tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được từ những kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn...) với một trình độ công nghệ nhất định. Như vậy, khi xây dựng lý thuyết sản xuất và chi phí, công nghệ được coi là một tham số cho trước (không đổi). 75 Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Q = f(x1, x2, ... xn) Trong đó: Q là sản lượng (đầu ra); x1, x2, ... xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào). Trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng 2 đầu vào cơ bản là lao động (L) và vốn (K) thì hàm sản xuất phổ biến là hàm Cobb-Douglas: Q = f(K, L) = a.Kα.Lβ Trong đó: a là hằng số tùy thuộc vào đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra α, β là những hệ số cho biết tầm quan trọng tương đối của K, L 1.3. Hãng Hãng hay doanh nghiệp là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố đầu vào sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích sinh lời. Các hãng - doanh nghiệp có hình thức và quy mô sản xuất khác nhau. Một doanh nghiệp có thể sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm; sản phẩm của doanh nghiệp có thể là sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng. 1.4. Ngắn hạn và dài hạn Ngắn hạn (SR - Short Run) là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một yếu tố sản xuất không đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Dài hạn (LR - Long Run) là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất. 2. Sản xuất trong ngắn hạn Để đơn giản chúng ta lấy ví dụ về một doanh nghiệp may quần áo trong ngắn hạn, nghĩa là có ít nhất một yếu tố sản xuất không đổi. Để đơn giản ta chỉ xét hai yếu tố đầu vào là: Lao động và máy khâu. Số máy khâu không đổi K = 2, khi số lao động L thay đổi thì sản lượng quần áo Q cũng thay đổi theo và được thể hiện ở bảng 5.1. Số lao động (L) Số bộ quần áo (Q) 0 0 1 20 2 50 3 63 4 72 5 80 6 84 7 77 Bảng 5.1. Hàm sản xuất ngắn hạn 76 Với giả định L biến đổi, K cố định ta có hàm sản xuất là hàm một biến theo L được biểu thị như sau: Q = f(K, L). Với một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì sản lượng, năng suất bình quân, năng suất cận biên sẽ thay đổi như thế nào? 2.1. Năng suất bình quân Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân (AP - Average Product) của một đầu vào biến đổi là số đầu ra (sản phẩm) tính theo một đơn vị đầu vào đó. Nó được xác định bằng cách lấy tổng sản lượng chia cho số lượng các đầu vào biến đổi được sử dụng. Số lượng sản phẩm đầu ra (Q) Năng suất bình quân (APX) = Số lượng đầu vào (X) 2.2. Năng suất cận biên Năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên (MP - Marginal Product) của một đầu vào biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi bổ sung thêm một đơn vị đầu vào biến đổi đó (trong khi các đầu vào khác được giữ nguyên). Thay đổi của tổng sản lượng (ΔQ) Năng suất cận biên (MPX) = Thay đổi của đầu vào (ΔX) Ở ví dụ trên (bảng 5.1), với lượng tư bản không đổi K = 2, thì năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động được tính theo bảng 5.2 sau: L Q APL = Q/L MPL = ΔQ/ΔL 0 0 - - 1 20 20 20 2 50 25 30 3 63 21 13 4 72 18 9 5 80 16 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vi mô 1: Phần 2 - ThS. Dư Anh Thơ Chương V. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN Mục tiêu của chương” Ở các chương trước, chúng ta đã nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thông qua sở thích, giới hạn ngân sách và lựa chọn tiêu dùng tối ưu. Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát hàm sản xuất, chi phí và tối đa hóa lợi nhuận để nghiên cứu hành vì của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và làm thế nào để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 1. Các khái niệm 1.1. Sản xuất Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào (input) hay các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ mới, gọi là đầu ra (output) hay sản phẩm. Nói cách khác, sản xuất là việc chuyển hóa các đầu vào là các tài nguyên thành các đầu ra là hàng hóa, dịch vụ. Người ta thường chia các yếu tố sản xuất thành 3 nhóm: Lao động, vốn và đất đai (hoặc tài nguyên thiên nhiên). Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tính toán khi xây dựng mô hình hành vi người sản xuất, chúng ta giả định chỉ có hai đầu vào là vốn và lao động. Ngoài ra, để xây dựng mô hình này cần có hai giả định đơn giản hóa: + Thứ nhất: Tất cả lao động đều cung cấp những dịch vụ lao động giống nhau, không phân biệt lao động chân tay hay trí óc, lao động phức tạp hay giản đơn,... Như vậy mới có thể cộng được công việc của họ lại với nhau. Giả định tương tự đối với đầu tư vào tư bản. + Thứ hai: Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. 1.2. Công nghệ và hàm sản xuất Công nghệ là các cách thức hay phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp các đầu vào để tạo ra đầu ra. Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hóa tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được từ những kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn...) với một trình độ công nghệ nhất định. Như vậy, khi xây dựng lý thuyết sản xuất và chi phí, công nghệ được coi là một tham số cho trước (không đổi). 75 Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Q = f(x1, x2, ... xn) Trong đó: Q là sản lượng (đầu ra); x1, x2, ... xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào). Trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng 2 đầu vào cơ bản là lao động (L) và vốn (K) thì hàm sản xuất phổ biến là hàm Cobb-Douglas: Q = f(K, L) = a.Kα.Lβ Trong đó: a là hằng số tùy thuộc vào đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra α, β là những hệ số cho biết tầm quan trọng tương đối của K, L 1.3. Hãng Hãng hay doanh nghiệp là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố đầu vào sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích sinh lời. Các hãng - doanh nghiệp có hình thức và quy mô sản xuất khác nhau. Một doanh nghiệp có thể sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm; sản phẩm của doanh nghiệp có thể là sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng. 1.4. Ngắn hạn và dài hạn Ngắn hạn (SR - Short Run) là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một yếu tố sản xuất không đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Dài hạn (LR - Long Run) là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất. 2. Sản xuất trong ngắn hạn Để đơn giản chúng ta lấy ví dụ về một doanh nghiệp may quần áo trong ngắn hạn, nghĩa là có ít nhất một yếu tố sản xuất không đổi. Để đơn giản ta chỉ xét hai yếu tố đầu vào là: Lao động và máy khâu. Số máy khâu không đổi K = 2, khi số lao động L thay đổi thì sản lượng quần áo Q cũng thay đổi theo và được thể hiện ở bảng 5.1. Số lao động (L) Số bộ quần áo (Q) 0 0 1 20 2 50 3 63 4 72 5 80 6 84 7 77 Bảng 5.1. Hàm sản xuất ngắn hạn 76 Với giả định L biến đổi, K cố định ta có hàm sản xuất là hàm một biến theo L được biểu thị như sau: Q = f(K, L). Với một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì sản lượng, năng suất bình quân, năng suất cận biên sẽ thay đổi như thế nào? 2.1. Năng suất bình quân Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân (AP - Average Product) của một đầu vào biến đổi là số đầu ra (sản phẩm) tính theo một đơn vị đầu vào đó. Nó được xác định bằng cách lấy tổng sản lượng chia cho số lượng các đầu vào biến đổi được sử dụng. Số lượng sản phẩm đầu ra (Q) Năng suất bình quân (APX) = Số lượng đầu vào (X) 2.2. Năng suất cận biên Năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên (MP - Marginal Product) của một đầu vào biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi bổ sung thêm một đơn vị đầu vào biến đổi đó (trong khi các đầu vào khác được giữ nguyên). Thay đổi của tổng sản lượng (ΔQ) Năng suất cận biên (MPX) = Thay đổi của đầu vào (ΔX) Ở ví dụ trên (bảng 5.1), với lượng tư bản không đổi K = 2, thì năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động được tính theo bảng 5.2 sau: L Q APL = Q/L MPL = ΔQ/ΔL 0 0 - - 1 20 20 20 2 50 25 30 3 63 21 13 4 72 18 9 5 80 16 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 Kinh tế vi mô 1 Cân bằng của người tiêu dùng Chi phí ngắn hạn Cấu trúc thị trường Thị trường cạnh tranh Thặng dư sản xuấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 267 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 2 - TS. Vũ Kim Dung
117 trang 212 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới
238 trang 137 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
133 trang 127 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên)
148 trang 103 0 0 -
Giáo trình môn học Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp)
46 trang 99 0 0 -
Bài giảng môn học Marketing dịch vụ - Nguyễn Quỳnh Hoa (ĐH Bách khoa Hà Nội)
255 trang 98 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
163 trang 97 0 0 -
78 trang 93 0 0