Danh mục

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 139      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô" trình bày kiến thức đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô; sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng sản xuất; mục tiêu và các công cụ kinh tế vĩ mô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô Bài 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận • Bắt đầu cho sinh viên làm quen với cách tư các nội dung: duy kinh tế và khoa học kinh tế, phân biệt • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. của kinh tế học vĩ mô. • Giúp sinh viên biết được mục tiêu, đối tượng, • Sự khan hiếm nguồn lực và đường và phạm vi nghiên cứu kinh tế vĩ mô. giới hạn khả năng sản xuất. • Sinh viên hiểu và nắm vững được các khái • Mục tiêu và các công cụ kinh tế vĩ mô niệm, các mục tiêu, các công cụ cơ bản nhất của kinh tế vĩ mô. • Vận dụng được một số phương pháp và công cụ cơ bản để phân tích các mô hình kinh tế. Hướng dẫn học • Sinh viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất. • Sinh viên cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho bài này để học tập tốt hơn. • Bài 1 là bài khái quát về môn học. Sinh viên chỉ cần nắm vững các khái niệm, các kiến thức cơ bản, để làm nền tảng nghiên cứu các bài sau. 1 ECO102_Bai1_v2.0018102208 Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô àng ngày, trên tivi và các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể nghe và nhìn H thấy rất nhiều các thông tin về hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như trên thế giới. Chẳng hạn như: • Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt nam và thế giới. • Chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát và thất nghiệp. • Các mục tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia. Những con số đó nói lên điều gì? Hành động của chính phủ các nước khi nền kinh tế của họ rơi vào suy thóai tác động như thế nào trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân? Tại sao khi chống suy giảm kinh tế lại phải đưa ra các gói kích cầu? Trong bài này chúng ta sẽ được giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về kinh tế học vĩ mô nói chung cũng như được giới thiệu các mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô cơ bản. Qua đó, chúng ta có thể hiểu được các chính sách kinh tế mà chính phủ sử dụng để điều tiết kinh tế; hệ quả của những chính sách đó thông qua mô hình kinh tế vĩ mô. 1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu kinh tế vĩ mô 1.1.1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ, và toàn xã hội đưa ra khi trong thực tế họ không thể có mọi thứ như mong muốn. Kinh tế học bao gồm hai bộ phận là Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế học vĩ mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế như “một bức tranh lớn”. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị. Kinh tế học vĩ mô có sự khác biệt với kinh tế học vi mô - một môn học chuyên nghiên cứu những vấn đề kinh tế cụ thể của nền kinh tế (hay còn gọi là các tế bào trong nền kinh tế). Tuy nhiên, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chúng ta sẽ không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không tính đến các quyết định kinh tế vi mô, vì những thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế phát sinh từ các quyết định của hàng triệu cá nhân. Chẳng hạn, một nhà kinh tế có thể nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế thu nhập đối với mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Để phân tích vấn đề này, anh ta phải xem xét ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế đối với quyết định chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung, cán cân thương ...

Tài liệu được xem nhiều: