Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - ĐH Kinh tế quốc dân
Số trang: 36
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.42 MB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài 3 trình bày về tổng cầu và chính sách tài khóa. Các nội dung cụ thể trong chương này gồm có: Phân tích các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế, phân tích và làm nổi bật các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa; chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - ĐH Kinh tế quốc dân Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa BÀI 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Nội dung • Phân tích các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế • Phân tích và làm nổi bật các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa • Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước Mục tiêu Hướng dẫn học • Giúp học viên hiểu được cách xác định thu nhập của nền kinh tế bằng phương pháp sử dụng đồ thị và đại số • Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất • Hiểu được thế nào là chính sách tài khóa và các cơ chế tác động của nó đến sản lượng, giá cả, và việc làm của nền kinh tế • Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập • Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Thời lượng học • 6 tiết học 63 Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng Chúng ta bắt đầu nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi. Giả thiết này tương ứng với các lập luận của J.M. Keynes về một mức giá “cứng nhắc” trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Giả thiết này sẽ thay đổi khi chuyển sang bài về tổng cung. Lúc đó, sự thay đổi của giá cả sẽ được đưa vào mô hình. Bức tranh kinh tế vĩ mô sẽ hoàn chỉnh hơn với việc mô tả lạm phát và thất nghiệp và nền kinh tế mở. Một giả thiết nữa cần phải đặt ra đó là giả thiết cho rằng mức tổng cung là đã cho. Nói cách khác, các hãng sản xuất kinh doanh có khả năng và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Trong trường hợp đó, tổng cầu sẽ một mình quyết định mức sản lượng cân bằng. Tổng cầu của nền kinh tế chính là tổng các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các tác nhân trong nền kinh tế. Do đó, tổng cầu AD bằng tổng chi tiêu của nền kinh tế AE. Chúng ta sẽ sử dụng khái niệm của tổng chi tiêu AE trong việc phân tích tổng cầu của nền kinh tế trong toàn bộ bài này. 3.1.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn 3.1.1.1. Tiêu dùng của các hộ gia đình (C: Consumption) • Khái niệm tiêu dùng Tiêu dùng là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình thường bao gồm các khoản chi tiêu về lương thực – thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt của gia đình, du lịch, v.v… • Các yếu tố tác động đến tiêu dùng o o o Thu nhập: Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi sẽ làm thay đổi cách thức tiêu dùng, cách thức lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Khi thu nhập tăng thường dẫn tới tiêu dùng tăng và ngược lại thu nhập giảm thường dẫn tới tiêu dùng giảm. Thu nhập của các hộ gia đình tăng lên phụ thuộc vào tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,… Các sản phẩm thừa kế: Người tiêu dùng có thể sử dụng phần tài sản thừa kế của người thân để lại (hoặc từ ngân sách dự trữ quốc gia). Thừa kế Các chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách về thuế: Thuế tăng dẫn tới tiêu dùng giảm và thuế giảm thì dẫn tới tiêu dùng tăng. Chính sách về lãi suất: Lãi suất tăng dẫn tới tiết kiệm tăng và tiêu dùng giảm đi và ngược lại lãi suất giảm dẫn tới tiết kiệm giảm và tiêu dùng tăng lên. Chính sách tiền lương/ bảo hiểm, v.v… • Một số yếu tố khác như: Sở thích – thị hiếu, phong tục – tập quán, điều kiện thời tiết, khí hậu, … 64 Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Trong các yếu tố nêu trên, thu nhập và các chính sách Vĩ mô của Chính phủ (chính sách thuế và trợ cấp) có tác động lớn nhất đến hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình trong một nền kinh tế. • Hàm số tiêu dùng Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập. Hàm này được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn. Hàm tiêu dùng có dạng C = f(Y), hay cụ thể hơn nó sẽ có dạng: C = C + MPC.Y Trong đó: • C là tiêu dùng của các hộ gia đình. • Y là thu nhập quốc dân. Trong nền kinh tế giản đơn, ta có Y = YD (với YD là thu nhập quốc dân có thể sử dụng) vì trong nền kinh tế này chỉ có hai tác nhân là hộ gia đình và hãng kinh doanh, Nhà nước không tham gia vào điều tiết nền kinh tế. • C gọi là tiêu dùng tự định hay tiêu dùng dự kiến và còn được gọi là phần tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập quốc dân, là mức tối thiểu. • MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên (0 < MPC < 1). Xu hướng tiêu dùng cận biên là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức gia tăng về tiêu dùng với mức gia tăng về thu nhập quốc dân. Xu hướng tiêu dùng cận biên nói lên rằng, nếu thu nhập tăng lên một đơn vị thì tiêu dùng có xu hướng tăng lên là bao nhiêu. Giá trị MPC chính là hệ số góc của đường tiêu dùng. MPC = ∆C/∆Y = Sự gia tăng về tiêu dùng/Sự gia tăng về thu nhập Ví dụ: Giả sử trong năm 2009 thu nhập quốc dân trong một quốc gia tăng thêm 10 tỷ. Quốc gia này dùng một phần để bổ sung cho tiêu dùng của dân cư là 9 tỷ. Tính xu hướng tiêu dùng cận biên? ∆Y = 10 tỷ và ∆C = 9 tỷ → MPC = 9/10 tỷ = 0,9 tỷ. Như vậy, thu nhập dân cư cứ tăng 1 tỷ thì có 0,9 tỷ dành cho tiêu dùng. Giá trị của MPC cho ta biết khi thu nhập quốc dân tăng 1 đơn vị thì sẽ có bao nhiêu phần bổ sung cho tiêu dùng của dân cư. • Đồ thị đường tiêu dùng Trên đồ thị miêu tả: Đường 45o biểu thị thu nhập bao nhiêu thì tiêu dùng hết bấy nhiêu. Đường tiêu dùng cắt đường thu nhập tại E, tại đó mức tiêu dùng bằng thu nhập C = YE. Đường 45o là tập hợp tất cả những điểm cân bằng giữa tiêu dùng với sản lượng C = Y, tức là thu nhập làm ra bao nhiêu tiêu dùng hết bấy nhiêu. Đường 45o phản ánh mức sản lượng thực tế nền kinh tế sản xuất ra đúng bằng mức tiêu dùng của dân cư. Điểm E (giao điểm giữa đường phân giác và đường tiêu dùng) gọi là điểm cân bằng tiêu dùng hay còn gọi là điểm vừa đủ để tiêu dùng. Điểm vừa đủ là điểm thu nhập vừa đủ để chi tiêu. YE là mức thu nhập vừa đủ để tiêu dùng (mức thu nhập cân bằng) 65 Bài 3: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - ĐH Kinh tế quốc dân Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa BÀI 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Nội dung • Phân tích các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế • Phân tích và làm nổi bật các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa • Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước Mục tiêu Hướng dẫn học • Giúp học viên hiểu được cách xác định thu nhập của nền kinh tế bằng phương pháp sử dụng đồ thị và đại số • Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất • Hiểu được thế nào là chính sách tài khóa và các cơ chế tác động của nó đến sản lượng, giá cả, và việc làm của nền kinh tế • Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập • Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Thời lượng học • 6 tiết học 63 Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng Chúng ta bắt đầu nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi. Giả thiết này tương ứng với các lập luận của J.M. Keynes về một mức giá “cứng nhắc” trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Giả thiết này sẽ thay đổi khi chuyển sang bài về tổng cung. Lúc đó, sự thay đổi của giá cả sẽ được đưa vào mô hình. Bức tranh kinh tế vĩ mô sẽ hoàn chỉnh hơn với việc mô tả lạm phát và thất nghiệp và nền kinh tế mở. Một giả thiết nữa cần phải đặt ra đó là giả thiết cho rằng mức tổng cung là đã cho. Nói cách khác, các hãng sản xuất kinh doanh có khả năng và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Trong trường hợp đó, tổng cầu sẽ một mình quyết định mức sản lượng cân bằng. Tổng cầu của nền kinh tế chính là tổng các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các tác nhân trong nền kinh tế. Do đó, tổng cầu AD bằng tổng chi tiêu của nền kinh tế AE. Chúng ta sẽ sử dụng khái niệm của tổng chi tiêu AE trong việc phân tích tổng cầu của nền kinh tế trong toàn bộ bài này. 3.1.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn 3.1.1.1. Tiêu dùng của các hộ gia đình (C: Consumption) • Khái niệm tiêu dùng Tiêu dùng là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình thường bao gồm các khoản chi tiêu về lương thực – thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt của gia đình, du lịch, v.v… • Các yếu tố tác động đến tiêu dùng o o o Thu nhập: Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi sẽ làm thay đổi cách thức tiêu dùng, cách thức lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Khi thu nhập tăng thường dẫn tới tiêu dùng tăng và ngược lại thu nhập giảm thường dẫn tới tiêu dùng giảm. Thu nhập của các hộ gia đình tăng lên phụ thuộc vào tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,… Các sản phẩm thừa kế: Người tiêu dùng có thể sử dụng phần tài sản thừa kế của người thân để lại (hoặc từ ngân sách dự trữ quốc gia). Thừa kế Các chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách về thuế: Thuế tăng dẫn tới tiêu dùng giảm và thuế giảm thì dẫn tới tiêu dùng tăng. Chính sách về lãi suất: Lãi suất tăng dẫn tới tiết kiệm tăng và tiêu dùng giảm đi và ngược lại lãi suất giảm dẫn tới tiết kiệm giảm và tiêu dùng tăng lên. Chính sách tiền lương/ bảo hiểm, v.v… • Một số yếu tố khác như: Sở thích – thị hiếu, phong tục – tập quán, điều kiện thời tiết, khí hậu, … 64 Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Trong các yếu tố nêu trên, thu nhập và các chính sách Vĩ mô của Chính phủ (chính sách thuế và trợ cấp) có tác động lớn nhất đến hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình trong một nền kinh tế. • Hàm số tiêu dùng Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập. Hàm này được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn. Hàm tiêu dùng có dạng C = f(Y), hay cụ thể hơn nó sẽ có dạng: C = C + MPC.Y Trong đó: • C là tiêu dùng của các hộ gia đình. • Y là thu nhập quốc dân. Trong nền kinh tế giản đơn, ta có Y = YD (với YD là thu nhập quốc dân có thể sử dụng) vì trong nền kinh tế này chỉ có hai tác nhân là hộ gia đình và hãng kinh doanh, Nhà nước không tham gia vào điều tiết nền kinh tế. • C gọi là tiêu dùng tự định hay tiêu dùng dự kiến và còn được gọi là phần tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập quốc dân, là mức tối thiểu. • MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên (0 < MPC < 1). Xu hướng tiêu dùng cận biên là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức gia tăng về tiêu dùng với mức gia tăng về thu nhập quốc dân. Xu hướng tiêu dùng cận biên nói lên rằng, nếu thu nhập tăng lên một đơn vị thì tiêu dùng có xu hướng tăng lên là bao nhiêu. Giá trị MPC chính là hệ số góc của đường tiêu dùng. MPC = ∆C/∆Y = Sự gia tăng về tiêu dùng/Sự gia tăng về thu nhập Ví dụ: Giả sử trong năm 2009 thu nhập quốc dân trong một quốc gia tăng thêm 10 tỷ. Quốc gia này dùng một phần để bổ sung cho tiêu dùng của dân cư là 9 tỷ. Tính xu hướng tiêu dùng cận biên? ∆Y = 10 tỷ và ∆C = 9 tỷ → MPC = 9/10 tỷ = 0,9 tỷ. Như vậy, thu nhập dân cư cứ tăng 1 tỷ thì có 0,9 tỷ dành cho tiêu dùng. Giá trị của MPC cho ta biết khi thu nhập quốc dân tăng 1 đơn vị thì sẽ có bao nhiêu phần bổ sung cho tiêu dùng của dân cư. • Đồ thị đường tiêu dùng Trên đồ thị miêu tả: Đường 45o biểu thị thu nhập bao nhiêu thì tiêu dùng hết bấy nhiêu. Đường tiêu dùng cắt đường thu nhập tại E, tại đó mức tiêu dùng bằng thu nhập C = YE. Đường 45o là tập hợp tất cả những điểm cân bằng giữa tiêu dùng với sản lượng C = Y, tức là thu nhập làm ra bao nhiêu tiêu dùng hết bấy nhiêu. Đường 45o phản ánh mức sản lượng thực tế nền kinh tế sản xuất ra đúng bằng mức tiêu dùng của dân cư. Điểm E (giao điểm giữa đường phân giác và đường tiêu dùng) gọi là điểm cân bằng tiêu dùng hay còn gọi là điểm vừa đủ để tiêu dùng. Điểm vừa đủ là điểm thu nhập vừa đủ để chi tiêu. YE là mức thu nhập vừa đủ để tiêu dùng (mức thu nhập cân bằng) 65 Bài 3: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế vĩ mô Bài giảng Kinh tế vĩ mô Kinh tế học vĩ mô Chính sách tài khóa Sản lượng cân bằng Mô hình tổng chi tiêuTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 753 4 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 745 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 599 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 566 0 0 -
203 trang 355 13 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 336 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 284 0 0 -
38 trang 260 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 253 1 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 248 0 0