Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 Sản xuất và Tăng trưởng kinh tế, cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu chung về sản xuất và tăng trưởng; Nghiên cứu năng suất và các nhân tố quyết định năng suất; Xem xét vai trò của chính sách công đối với tăng trưởng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - PGS. TS Hà Quỳnh Hoa Bài 3 Sản xuất và Tăng trưởng kinh tế Giảng viên: PGS.TS HÀ QUỲNH HOA Tài liệu tham khảo và Luyện tập 1. CHƯƠNG 15 (mục 15.1, 15.2, 15.3), Sách Giáo trình KINH TẾ HỌC, tập II 2. CHƯƠNG 4, Bài tập Thực hành các Nguyên lý Kinh tế Vĩ mô PGS. TS Phạm Thế Anh (Chủ biên), Nxb Lao động, 2019. 3. Chapter 25, Principles of Economics, N. Gregory Mankiw, HARVARD UNIVERSITY, 8th Edition. MỤC TIÊU Ø Giới thiệu chung về sản xuất và tăng trưởng. Ø Nghiên cứu năng suất và các nhân tố quyết định năng suất. Ø Xem xét vai trò của chính sách công đối với tăng trưởng. Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 1 Nội dung 1. Tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 2. Các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn 3. Cơ sở lý thuyết xác định nguồn lực của tăng trưởng kinh tế 4. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng 1. Tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 1.1. Khái niệm và đo lường 1.2. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế. 1.1. Khái niệm và đo lường - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian - Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thường được xác định bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế. Y t - Y t -1 g = t ´100% Y t -1 - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản lượng thực tế bình quân đầu người theo thời gian - Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thường được xác định bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người theo thời gian y t - y t -1 g tpc = ´100% y t -1 Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 2 Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế ở một số nước Bảng 3-1: Sự khác biệt về tăng trưởng trên thế giới Thu nhập thực Thu nhập thực Tỷ lệ tăng bình quân đầu bình quân đầu trưởng Tên nước Thời kỳ người đầu kỳa người cuối kỳ a hàng năm (USD) (USD) (%) Bra-xin 1900-2014 828 15.590 2,61 Nhật Bản 1890-2014 1.600 37.920 5,59 Trung Quốc 1900-2014 762 13.170 2,53 Me-xi-cô 1900-2014 1.233 16.640 2,31 Đức 1870-2014 2.324 46.850 2,11 In-đô-nê-sia 1900-2014 948 10.190 2,10 Ca-na-đa 1870-2014 2.527 43.360 1,99 Ấn Độ 1900-2014 718 5.630 1,82 Mỹ 1870-2014 4.264 55.860 1,80 Pa-kít-tan 1900-2014 785 5.090 1,65 Ác-hen-ti-na 1900-2014 2.440 12.510 1,44 Bang-la-đét 1900-2014 663 3.330 1,43 Anh 1870-2014 5.117 39.040 1,42 a GDP thực được tính theo đồng USD năm 2014 Nguồn: Robert J. Barro và Xavier Sala-i-Martin, Tăng trưởng Kinh tế (New York: McGraw-Hill, 1995), Bảng 10.2 và 10.3; Số liệu online của Ngân hàng Thế giới 1.1. Khái niệm và đo lường Ø Tăng trưởng kép là tăng trưởng của năm nay có tính đến sự tăng trưởng được tích luỹ từ những năm trước. Ø Sau nhiều năm một khác biệt nhỏ trong tốc độ tăng trưởng sẽ dẫn đến khác biệt đáng kể trong tổng sản lượng giữa các nước Ø Albert Einstein đã coi tăng trưởng kép là “phát hiện toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại” Ø Quy tắc 70: nếu một biến tăng trưởng với tỷ lệ x% mỗi năm thì giá trị của nó sẽ gấp đôi sau (70/x) năm. 1.2. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế o Nâng cao mức sống o Đẩy mạnh an ninh quốc gia o Kích thích kinh doanh táo bạo o Khuyến khích đổi mới, nâng cao năng suất o Tăng tính năng động về xã hội và kinh tế o Tạo nguồn vốn cho cộng đồng Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 3 2. Các yếu tố quyết định tăng trưởng 2.1. Vai trò của năng suất và các yếu tố quyết định năng suất 2.2. Các nhân tố tác động đến năng suất 2.1. Vai trò của năng suất và các yếu tố quyết định năng suất Ø Mức sống của một nước phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàn ...