Danh mục

Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 2

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 493.05 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÔNG TÁC BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉPI. KHÁI NIỆM (01 tiết . Tiết thứ 27) 1. Đặc điểm của bêtông và bêtông cốt thép. + Bêtông là loại đá nhân tạo, được tạo thành bởi hỗn hợp của ximăng và cốt liệu (cát, đá dăm hoặc sỏi), khi trộn với nước tạo thành hồ xi măng bao quanh cốt liệu và gắn kết các hạt cốt liệu lại với nhau; sau khi đông cứng nó tạo thành một loại vật liệu đồng nhất có khả năng chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 2 CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP ************************I. KHÁI NIỆM (01 tiết . Tiết thứ 27) 1. Đặc điểm của bêtông và bêtông cốt thép. + Bêtông là loại đá nhân tạo, được tạo thành bởi hỗn hợp của ximăng và cốt liệu (cát, đá dămhoặc sỏi), khi trộn với nước tạo thành hồ xi măng bao quanh cốt liệu và gắn kết các hạt cốt liệu lạivới nhau; sau khi đông cứng nó tạo thành một loại vật liệu đồng nhất có khả năng chịu nén tốtnhưng chịu kéo kém. + Cốt thép là một hợp kim có khả năng chịu nén và chịu kéo đều tốt. + Bêtông cốt thép là loại vật liệu kết hợp hai loại vật liệu trên.Sự làm việc chung giữa bêtôngvà cốt thép làm cho BTCT trở thành loại vật liệu hỗn hợp phát huy được các ưu điểm và hạn chếđược một số nhược điểm của hai loại vật liệu thành phần. Sự làm việc chung này được giải thíchnhư sau: - Bê tông và cốt thép có hệ số giãn dài tương đương nhau (hệ số giãn dài của bê tông là 10.10-6-14.10-6, cốt thép là 12.10-6) nên khi nhiệt độ thay đổi, không vì giãn nở khác nhau mà phá vỡ sựliên kết giữa chúng. - Khi bê tông đông kết nó bám chặt vào cốt thép nên khi làm việc, bê tông và cốt thép khôngtrượt tương đối với nhau. Vì vậy khả năng chịu kéo của cốt thép có tác dụng chống nứt cho bê tông. - Cốt thép chịu lửa kém trong khi bê tông dẫn nhiệt kém nên bê tông bảo vệ cốt thép không bịnung nóng nhanh khi nhiệt độ tăng. - Khi bêtông chưa có khe nứt lớn, nó bảo vệ cốt thép trước các yếu tố xâm thực của môi trường. 2. Ưu nhược điểm của bêtông và bêtông cốt thép. 2.1. Ưu điểm: + Có cường độ cao, chịu được phụ tải lớn, biến dạng nhỏ; đồng thời có thể tạo được các kết cấucó cường độ theo yêu cầu bằng cách thay đổi thành phần cấp phối vật liệu trong hỗn hợp vữa. + Có khả năng sử dụng các vật liệu địa phương (cát, đá, sỏi ...) với số lượng lớn và giá thành rẻ,tiết kiệm được thép. + Khả năng chống các tác nhân xâm thực của môi trường cao. + Có thể tạo được các kết cấu có hình dạng và kích thước linh động theo yêu cầu + Chịu lửa tốt, dẫn nhiệt kém, sử dụng bền và ít tốn công bảo dưỡng trong sử dụng. 2.2. Nhược điểm: + Trọng lượng bản thân lớn. + Sau khi đổ bê tông phải tốn thời gian bảo dưỡng. + Tốn vật liệu làm ván khuôn nên vốn đầu tư ban đầu lớn. + Sửa chữa và gia cố phức tạp, không tận thu được khi công trình bị hư hỏng. + Thi công bêtông toàn khối phức tạp và chịu ảnh hưởng của thời tiết, việc kiểm tra chất lượngkhó khăn.II. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN (7 tiết . Tiết thứ 28,29,30,31,32,33,34) 1. Phân loại ván khuôn (1 tiết . Tiết thứ 28) + Ván khuôn là khuôn mẫu tạm thời được gia công bằng gỗ, kim loại hay các loại vật liệu khác,nhằm tạo hình dáng cho kết cấu bêtông, giữ nước và vữa bêtông khỏi chảy khi đổ và đầm bêtông,bảo vệ bê tông khi còn ướt, hạn chế nước bốc hơi nhanh. Trong khuôn, hỗn hợp bêtông cứng dần.Sau khi bêtông đạt tới cường độ cho phép, ván khuôn được tháo ra để đem đi đúc kết cấu khác. + Thông thường ván khuôn được chống đỡ ở một độ cao nhất định nhờ hệ thống đà giáo. + Ván khuôn có 3 thành phần chính là: ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết. - Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông, quyết định hình dáng kích thước và chất lượngbề mặt kết cấu. - Sườn cứng liên kết với ván mặt để tăng độ cứng cho ván khuôn. - Các phụ kiện liên kết: dùng để liên kết các tấm ván khuôn với nhau và liên kết ván khuôn vớihệ thống đà chống. 1.1- Phân loại theo vật liệu: * Ván khuôn gỗ: thường được làm bằng gỗ xẻ thuộc nhóm 7 hoặc 8, gỗ dán chịu nước hay gỗép bền nước. Ưu điểm của loại này là dễ chế tạo, giá thành hạ nhưng không được bền lâu. * Ván khuôn tre: tre được đan thành các tấm cót để làm ván khuôn. Loại này chế tạo lâu, chónghỏng; sử dụng để giải quyết khó khăn khi thiếu gỗ. * Ván khuôn kim loại: ván mặt được gia công từ thép tấm hoặc nhôm cứng. Sườn được làmbằng thép bản hoặc thép hình. Loại này có độ luân chuyển cao nhưng giá thành đắt. * Ván khuôn cao su hoặc chất dẻo: đó là những túi hơi bằng cao su hoặc những tấm ván khuônđược chế tạo bằng nhựa. 1.2- Phân loại theo sử dụng: * Ván khuôn cố định: gồm những tấm ván đóng thành khuôn theo hình dáng, kích thước từngbộ phận kết cấu của công trình để đổ bê tông; sau khi bêtông đông cứng thì tháo ra thành ván. Khidùng cho bộ phận kết cấu khác phải gia công lại. Loại ván khuôn này tốn gỗ vì phải cắt vụn để thích hợp với các chi tiết của kết cấu công trình. * Ván khuôn luân lưu: là loại ván khuôn được chế tạo thành các tấm hoặc các bộ tiêu chuẩn.Khi đem đến công trình công nhân chỉ việc lắp dựng và liên kết với nhau bằng các phụ kiện thànhhình dáng chuẩn xác để làm khuôn đổ bê tông. Khi tháo dỡ, ván khuôn giữ nguyên hình dáng đemđi thi công ở công trình khác. Loại này sử dụng được nhiều lần. * Ván khu ...

Tài liệu được xem nhiều: