Danh mục

Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 4

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.92 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÔNG TÁC LẮP GHÉP (05 tiết LT + 00 tiết BT + 00 tiết KT ) I. KHÁI NIỆM. ( 1 tiết . Tiết thứ 65) Lắp ghép các công trình xây dựng là một trong các quá trình công nghệ xây dựng bằng phương pháp cơ giới hoá đồng bộ các quá trình lắp ghép trên cơ sở các bộ phận cấu thành công trình đã được chế tạo sẵn theo ý đồ của người thiết kế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 4 CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC LẮP GHÉP (05 tiết LT + 00 tiết BT + 00 tiết KT ) I. KHÁI NIỆM. ( 1 tiết . Tiết thứ 65) Lắp ghép các công trình xây dựng là một trong các quá trình công nghệ xây dựng bằng phương pháp cơ giới hoá đồng bộ các quá trình lắp ghép trên cơ sở các bộ phận cấu thành công trình đã được chế tạo sẵn theo ý đồ của người thiết kế. 1. Sơ lược lịch sử phát triển. Cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành xây dựng nói chung, lĩnh vực lắp ghép các công trình xây dựng nói riêng cũng không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện. - Sự phát triển công nghệ lắp ghép xây dựng phụ thuộc vào: + Sự tiến bộ và phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; + Sự tiến bộ của các phương pháp và công cụ tính toán kết cấu công trình; + Yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ các ngành sản xuất. - Phương hướng và mục tiêu phát triển của công nghệ lắp ghép xây dựng là định hình hoá, tiêu chuẩn hoá và công nghiệp hoá nghành xây dựng nhằm thay thế các công việc nặng nhọc bằng cơ giới và tự động hoá đến mức tối đa. - Công trình lắp ghép đầu tiên xuất hiện vào đầu thế kỷ 16 (Dự án thành Loa do Leonard De Vanhxi thiết kế cho vua Pháp năm 1516); - Khoảng năm 1945, một số các công ty xây dựng ở Anh bắt đầu chuyên sản xuất các nhà lắp ghép gia đình; - Năm 1950, lần đầu tiên lắp ghép nhà cao 4 tầng tại Ha-no-vơ ở Pháp; - Năm 1956, nhà lắp ghép định hình được sản xuất hàng loạt tại Mỹ; - Những năm 1959-1960, tại các thành phố thuộc Liên Xô (cũ), nhà lắp ghép chiếm 60 - 70%, còn các đô thị tại Đức, tỉ lệ này là 90%; - Ở Việt Nam, công nghệ lắp ghép được áp dụng vào những năm 60 của thế kỷ 20, và phát triển mạnh ở miền Bắc vào những năm 70, 80. Cuối những năm 80, nhà lắp ghép giảm hẳn. 2. Mục đích, ý nghĩa. - Lắp ghép các kết cấu xây dựng là 1 trong các quá trình công nghệ xây dựng. Công nghệ lắp ghép thúc đẩy việc mở rộng mạng lưới các nhà máy, xí nghiệp sản xuất các cấu kiện đúc sẵn bằng BTCT, bằng thép. - Lắp ghép các kết cấu xây dựng là cơ giới hóa đồng bộ các quá trình lắp ghép trên cơ sở các bộ phận cấu thành công trình đã được chế tạo sẵn theo ý đồ của người thiết kế. - Trước khi bắt đầu công tác lắp ghép cần phải thực hiện toàn bộ các công việc của phần nhà dưới mặt đất, nghĩa là phải vận chuyển cấu kiện đúc sẵn, tập kết hợp lý theo biện pháp lắp đã chọn trên mặt bằng lắp. Khi lắp ghép cần phải đảm bảo ổn định của các kết cấu hoặc các bộ phận vừa lắp. - Trình tự lắp ghép cần phải thể hiện trước được khả năng chuyển giao từng phần đúng thời hạn, để kịp lắp đặt thiết bị công nghệ, hoặc chuyển giao từng phần đưa vào sử dụng. 3. Các quá trình lắp ghép một công trình. 3.1- Quá trình vận chuyển: Bao gồm: bốc xếp, vận chuyển cấu kiện từ nơi sản xuất hoặc nơi gia công đến công trường. 3.2- Quá trình chuẩn bị: bao gồm các quá trình: - Chuẩn bị mặt bằng và không gian thi công, - Kiểm tra chất lượng, kích thước, sự đồng bộ và số lượng cấu kiện, khuếch đại và gia cường (nếu cần), - Dự trù các thiết bị treo buộc, cẩu lắp, đòn treo, thang phục vụ lắp, các thiết bị và dụng cụ điều chỉnh, kiểm tra, cố định tạm kết cấu, sơn chống gỉ cho kết cấu, - Chuẩn bị vị trí lắp hoặc gối tựa để đặt cấu kiện vào vị trí thiết kế. 3.3- Quá trình lắp đặt kết cấu: bao gồm : treo buộc, nâng đặt kết cấu vào vị trí thiết kế, điều chỉnh, cố định tạm thời và liên kết vĩnh viễn kết cấu. 4. Thiết kế thi công lắp ghép. Thành phần của thiết kế thi công lắp ghép gồm: - Các sơ đồ công nghệ. - Các sơ đồ di cuyển cuả máy - Cách bố trí cấu kiện trên mặt bằng. - Những bản vẽ về thiết bị phụ (cấu tạo) như: thiết bị cố định tạm, chi tiết treo bu lông, thang, sàn công tác phục vụ cho lắp ghép. - Tính toán lượng lao động và các biện pháp và chỉ dẫn về an toàn lao động. - Lập tiến độ thi công các quá trình lắp ghép II . THIẾT BỊ VÀ MÁY DÙNG TRONG LẮP GHÉP (3 tiết . Tiết thứ 66,67,68) 1. Thiết bị dây: (Dây thừng). (0,25 tiết) Trong công tác vận chuyển và lắp ghép, dây thừng chỉ được dùng trong các công việc phụ trợ như để kéo các cấu kiện khỏi quay khi đang treo, kéo cấu kiện trong khoảng ngắn. Có thể dùng dây thừng để cẩu những vật nhẹ nhưng ứng lực phát sinh trong dây không được quá 25 kG/cm2. 2. Dây cáp: (0,25 tiết) Là loại thường dùng nhất trong treo buộc và cẩu lắp cho các máy trục và các thiết bị dây treo. 2.1- Cấu tạo: Cáp có một lõi bằng đay (hoặc bằng amiăng), xung quanh được quấn bằng nhiều sợi dây thép hoặc nhiều bó sợi dây thép. Mỗi sợi dây thép có đường kính từ 0,5 đến 3 mm và có ứng suất kéo từ 140 - 190 kg/cm2. Ta thường gặp nhất là loại dây cáp có một lõi với sáu nhó ...

Tài liệu được xem nhiều: