Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 5
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 314.34 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CÔNG TÁC HOÀN THIỆN
Công tác hoàn thiện bao gồm những công việc chủ yếu: trát, láng, ốp, sơn, quét vôi. Công tác hoàn thiện có vai trò quan trọng đối với chất lượng của công trình: chống được tác hại của thời tiết, tăng tuổi thọ của công trình, bảo đảm mức độ tiện nghi của công trình thích hợp với yêu cầu sử dụng và tăng mỹ quan cho công trình. Công tác hoàn thiện có thể thực hiện bằng cơ giới hóa hoặc bằng thủ công. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 5 CHƯƠNG 5 CÔNG TÁC HOÀN THIỆN ************************ Công tác hoàn thiện bao gồm những công việc chủ yếu: trát, láng, ốp, sơn, quét vôi. Công tác hoàn thiện có vai trò quan trọng đối với chất lượng của công trình: chống được tác hại của thời tiết, tăng tuổi thọ của công trình, bảo đảm mức độ tiện nghi của công trình thích hợp với yêu cầu sử dụng và tăng mỹ quan cho công trình. Công tác hoàn thiện có thể thực hiện bằng cơ giới hóa hoặc bằng thủ công. I. CÔNG TÁC TRÁT (1,5 tiết – tiết thứ 70-71) 1. Tác dụng và cấu tạo lớp trát 1.1. Tác dụng: - Chống ảnh hưởng của thời tiết: lớp vữa trát ngoài như một lớp áo bảo vệ khối xây, làm tăng tuổi thọ và độ bền của công trình. - Chống sự phá hoại của độ ẩm, nước: lớp trát ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi ẩm, nước vào khối xây, đồng thời làm tăng sự kết dính của các phần tử ở bề mặt khối xây. - Chống sự phá hoại của nhiệt độ: với những công trình tiếp xúc với nhiệt độ cao (khoảng 11000C trở lên), lớp vữa trát cách nhiệt có tác dụng giữ cho khối xây không bị biến dạng, nóng chảy. - Tăng cường mỹ quan cho công trình, khắc phục được những khuyết tật của quá trình thi công. 1.2. Cấu tạo lớp trát: Chiều dày của lớp trát theo quy định của thiết kế thường từ 10¸20mm, nếu lớp trát quá dày dễ bị tụt, phồng, rạn nứt, do vậy phải chia thành nhiều lớp trát mỏng, mỗi lớp không mỏng hơn 5mm và dày hơn 10mm. Trát trên 3 lớp thì lớp trong cùng gọi là lớp lót, lớp giữa là lớp đệm, lớp ngoài gọi là lớp mặt. + Lớp lót: có tác dụng liên kết chắc với tường, đồng thời làm nền để trát lớp đệm. Nếu mặt lớp lót nhẵn thì phải tạo nhám, chiều dày lớp lót thường từ 6-8mm. + Lớp đệm: có tác dụng bám chặt vào lớp lót và làm nền cho lớp mặt. Chiều dày thường 6¸10mm, không xoa nhẵn mặt để liên kết với lớp mặt. + Lớp mặt: mặt phẳng của lớp mặt phải trùng với bề mặt của các dải mốc vữa, lớp mặt phải nhẵn, phẳng, đồng nhất, vữa trát phải đảm bảo độ dẻo quy định. 2. Kỹ thuật trát: 2.1.Trát tường: + Yêu cầu kỹ thuật: - Trước khi trát, mặt trát phải được làm sạch, cọ hết rêu mốc, bụi bẩn, dầu mỡ¼và tưới ẩm. - Với những mặt trát nhẵn phải tạo nhám bằng bàn chải sắt, đánh xờm hoặc vẩy vữa mác cao. - Với những mặt trát xốp, dễ hút nước thì trát một lớp vữa mỏng mác cao để bịt kín những lỗ rỗng. - Khi lớp vữa trát trước se mặt thì mới trát lớp sau, nếu lớp trước quá khô thì phải tưới nước cho ẩm. - Khi ngừng trát không để mạch ngừng thẳng mà phải để vát hình răng cưa để trát tiếp dễ dàng và bám chắc. Nếu mặt trát làm bằng hai loại vật liệu khác nhau thì mối nối không được bố trí trùng với mối tiếp giáp giữa 2 loại vật liệu. Lên vữa đến đâu thì cần cán phẳng, xoa nhẵn đến đó. Khi chỗ vữa trát bị phồng, bong lở phải phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép xung quanh và đợi đến khi vữa se mặt mới trát lại. + Phương pháp lấy mốc trát tường: Với những tường rộng, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và năng suất, nhất thiết phải đặt mốc. Mốc vữa là những mũ đinh, các miếng vữa, dãi vữa, những đường gờ bằng kim loại hay gỗ đặt cố định hay tạm thời. Mốc vữa đặt phải chính xác, bảo đảm mặt của tất cả các mốc phải nằm trong một mặt phẳng. Phương pháp đặt mốc thông thường: - Trên mặt tường trát, ở vị trí 2 góc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng 15¸20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định, mặt mũ đinh cách tường một khoảng cách bằng chiều dày lớp trát theo thiết kế. - Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang và cứ cách nhau một đoạn 2m lại đóng một đinh sao cho mặt mũ đinh vừa chạm dây. - Theo từng mũ đinh ở hàng ngang trên cùng, thả dọi theo mặt mũ đinh và cứ 2m lại đóng một đinh sao cho mũ đinh vừa chạm dây dọi. - Dùng vữa đắp thành những miếng mốc vuông 10´10cm rồi nối các mốc theo chiều đứng tạo thành dải mốc. Để đơn giản có thể thay những miếng mốc vữa bằng cọc thép tròn f6 ở đầu có mũ 15´30mm, sau khi đóng xong các cọc thép thì tạo những dải mốc, sau đó nhổ các cọc thép, rửa sạch để dùng cho lần sau. Kỹ thuật trát: Trát lớp lót: phải quan sát bề mặt của tường, những chổ lồi thì đục, chổ lõm thì đắp vữa cho tương đối phẳng, có thể vẩy vữa lên mặt trát nhưng phải đảm bảo cho vữa bám thành một lớp mỏng (từ 6¸8mm). Lớp lót trát không cần cán phẳng và thường dùng cát có cỡ hạt lớn hoặc trung bình, độ sụt của vữa từ 6¸10cm. Trát lớp đệm: tiến hành khi lớp lót se mặt, phương pháp trát giống như lớp lót, nhưng phải đảm bảo mặt lớp đệm vừa cao bằng mặt các dải mốc, nếu lên vữa bằng bàn xoa hay tà lột thì lên vữa từ dưới lên và trát từng đoạn liền nhau. Dùng thước cán phẳng vữa từ dưới lên trên (2 đầu thước dựa vào 2 dải mốc vữa) những chỗ lõm phải dùng bay, bàn xoa trát bù vào rồi cán lại. Khi cán xong, mặt vữa tương đối phẳng nhưng không nhẵn, nếu nhẵn phải dùng bay gạch chéo lên mặt lớp đệm sâu từ 2 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 5 CHƯƠNG 5 CÔNG TÁC HOÀN THIỆN ************************ Công tác hoàn thiện bao gồm những công việc chủ yếu: trát, láng, ốp, sơn, quét vôi. Công tác hoàn thiện có vai trò quan trọng đối với chất lượng của công trình: chống được tác hại của thời tiết, tăng tuổi thọ của công trình, bảo đảm mức độ tiện nghi của công trình thích hợp với yêu cầu sử dụng và tăng mỹ quan cho công trình. Công tác hoàn thiện có thể thực hiện bằng cơ giới hóa hoặc bằng thủ công. I. CÔNG TÁC TRÁT (1,5 tiết – tiết thứ 70-71) 1. Tác dụng và cấu tạo lớp trát 1.1. Tác dụng: - Chống ảnh hưởng của thời tiết: lớp vữa trát ngoài như một lớp áo bảo vệ khối xây, làm tăng tuổi thọ và độ bền của công trình. - Chống sự phá hoại của độ ẩm, nước: lớp trát ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi ẩm, nước vào khối xây, đồng thời làm tăng sự kết dính của các phần tử ở bề mặt khối xây. - Chống sự phá hoại của nhiệt độ: với những công trình tiếp xúc với nhiệt độ cao (khoảng 11000C trở lên), lớp vữa trát cách nhiệt có tác dụng giữ cho khối xây không bị biến dạng, nóng chảy. - Tăng cường mỹ quan cho công trình, khắc phục được những khuyết tật của quá trình thi công. 1.2. Cấu tạo lớp trát: Chiều dày của lớp trát theo quy định của thiết kế thường từ 10¸20mm, nếu lớp trát quá dày dễ bị tụt, phồng, rạn nứt, do vậy phải chia thành nhiều lớp trát mỏng, mỗi lớp không mỏng hơn 5mm và dày hơn 10mm. Trát trên 3 lớp thì lớp trong cùng gọi là lớp lót, lớp giữa là lớp đệm, lớp ngoài gọi là lớp mặt. + Lớp lót: có tác dụng liên kết chắc với tường, đồng thời làm nền để trát lớp đệm. Nếu mặt lớp lót nhẵn thì phải tạo nhám, chiều dày lớp lót thường từ 6-8mm. + Lớp đệm: có tác dụng bám chặt vào lớp lót và làm nền cho lớp mặt. Chiều dày thường 6¸10mm, không xoa nhẵn mặt để liên kết với lớp mặt. + Lớp mặt: mặt phẳng của lớp mặt phải trùng với bề mặt của các dải mốc vữa, lớp mặt phải nhẵn, phẳng, đồng nhất, vữa trát phải đảm bảo độ dẻo quy định. 2. Kỹ thuật trát: 2.1.Trát tường: + Yêu cầu kỹ thuật: - Trước khi trát, mặt trát phải được làm sạch, cọ hết rêu mốc, bụi bẩn, dầu mỡ¼và tưới ẩm. - Với những mặt trát nhẵn phải tạo nhám bằng bàn chải sắt, đánh xờm hoặc vẩy vữa mác cao. - Với những mặt trát xốp, dễ hút nước thì trát một lớp vữa mỏng mác cao để bịt kín những lỗ rỗng. - Khi lớp vữa trát trước se mặt thì mới trát lớp sau, nếu lớp trước quá khô thì phải tưới nước cho ẩm. - Khi ngừng trát không để mạch ngừng thẳng mà phải để vát hình răng cưa để trát tiếp dễ dàng và bám chắc. Nếu mặt trát làm bằng hai loại vật liệu khác nhau thì mối nối không được bố trí trùng với mối tiếp giáp giữa 2 loại vật liệu. Lên vữa đến đâu thì cần cán phẳng, xoa nhẵn đến đó. Khi chỗ vữa trát bị phồng, bong lở phải phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép xung quanh và đợi đến khi vữa se mặt mới trát lại. + Phương pháp lấy mốc trát tường: Với những tường rộng, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và năng suất, nhất thiết phải đặt mốc. Mốc vữa là những mũ đinh, các miếng vữa, dãi vữa, những đường gờ bằng kim loại hay gỗ đặt cố định hay tạm thời. Mốc vữa đặt phải chính xác, bảo đảm mặt của tất cả các mốc phải nằm trong một mặt phẳng. Phương pháp đặt mốc thông thường: - Trên mặt tường trát, ở vị trí 2 góc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng 15¸20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định, mặt mũ đinh cách tường một khoảng cách bằng chiều dày lớp trát theo thiết kế. - Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang và cứ cách nhau một đoạn 2m lại đóng một đinh sao cho mặt mũ đinh vừa chạm dây. - Theo từng mũ đinh ở hàng ngang trên cùng, thả dọi theo mặt mũ đinh và cứ 2m lại đóng một đinh sao cho mũ đinh vừa chạm dây dọi. - Dùng vữa đắp thành những miếng mốc vuông 10´10cm rồi nối các mốc theo chiều đứng tạo thành dải mốc. Để đơn giản có thể thay những miếng mốc vữa bằng cọc thép tròn f6 ở đầu có mũ 15´30mm, sau khi đóng xong các cọc thép thì tạo những dải mốc, sau đó nhổ các cọc thép, rửa sạch để dùng cho lần sau. Kỹ thuật trát: Trát lớp lót: phải quan sát bề mặt của tường, những chổ lồi thì đục, chổ lõm thì đắp vữa cho tương đối phẳng, có thể vẩy vữa lên mặt trát nhưng phải đảm bảo cho vữa bám thành một lớp mỏng (từ 6¸8mm). Lớp lót trát không cần cán phẳng và thường dùng cát có cỡ hạt lớn hoặc trung bình, độ sụt của vữa từ 6¸10cm. Trát lớp đệm: tiến hành khi lớp lót se mặt, phương pháp trát giống như lớp lót, nhưng phải đảm bảo mặt lớp đệm vừa cao bằng mặt các dải mốc, nếu lên vữa bằng bàn xoa hay tà lột thì lên vữa từ dưới lên và trát từng đoạn liền nhau. Dùng thước cán phẳng vữa từ dưới lên trên (2 đầu thước dựa vào 2 dải mốc vữa) những chỗ lõm phải dùng bay, bàn xoa trát bù vào rồi cán lại. Khi cán xong, mặt vữa tương đối phẳng nhưng không nhẵn, nếu nhẵn phải dùng bay gạch chéo lên mặt lớp đệm sâu từ 2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ thuật xây dựng thi công công trình công tác xây dựng nền và móng giáo trình xây dựngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Bản cam kết đã học an toàn lao động
2 trang 437 6 0 -
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 236 4 0 -
Ứng dụng mô hình 3D (Revit) vào thiết kế thi công hệ thống MEP thực tế
10 trang 215 0 0 -
Đồ án: Thiết kế tổ chức thi công công trình
132 trang 169 0 0 -
5 trang 163 5 0
-
8 trang 143 0 0
-
44 trang 137 0 0
-
Mẫu Hợp đồng nguyên tắc (Về việc thiết kế, thi công công trình)
6 trang 117 3 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Công trình chung cư cao cấp Liberty
400 trang 108 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Chung cư cao cấp An Phú
166 trang 94 0 0