Danh mục

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,007.21 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án" tìm hiểu khái niệm và sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư; mục đích, vai trò và yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư; căn cứ thẩm định dự án đầu tư; thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư; thời gian thẩm định dự án đầu tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Chương 10. 2. Luật đầu tư công (2014). 3. Luật đầu tư (2014). 4. Luật xây dựng (2014). 5. Nghị định 15/2014/NĐ-CP: Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 6. Thông tư 109/2000/TT-BTC: Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Dự án đầu tư;  Khái niệm và sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư;  Mục đích, vai trò và yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư;  Căn cứ thẩm định dự án đầu tư;  Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư;  Thời gian thẩm định dự án đầu tư. Mục tiêu Kết thúc bài 1, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:  Phân biệt được các loại hình dự án đầu tư;  Xác định được sự cần thiết phải thẩm định dự án trước khi tiến hành đầu tư;  Hiểu được vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với từng chủ thể trong nền kinh tế;  Phân biệt được thẩm quyền thẩm định dự án để xin quyết định đầu tư, xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;  Phân biệt được thẩm quyền thẩm định dự án và thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở. TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 1 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án Tình huống dẫn nhập Dự án cầu Nhật Tân Dự án cầu Nhật Tân được khởi công xây dựng ngày 7/3/2009 và khánh thành ngày 04/01/2015. Dự án do Ban quản lý dự án 85 – Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ đầu tư. Đơn vị triển khai thực hiện dự án là nhà thầu Nhật Bản IHI Sumitomo Mitsui. Dự án được xây dựng bắt đầu từ phường Phú Thượng (Tây Hồ) đến đường Nam Hồng (Đông Anh) với chiều dài 3,7km. Tổng vốn đầu tư của dự án là 13.600 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư của dự án được huy động từ vốn vay từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng và những cơ sở hạ tầng tái định cư là nguồn vốn ngân sách của UBND TP. Hà Nội. 1. Dự án cầu Nhật Tân thuộc nhóm dự án nào? 2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ quan có thẩm quyền nào? 3. Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ quan có thẩm quyền nào? 4. Thẩm quyền thẩm định dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ quan nào? 5. Thẩm quyền thẩm tra thiết kế cơ sở của dự án thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành nào? 2 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án 1.1. Dự án đầu tư 1.1.1. Khái niệm Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:  Theo Luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.  Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.  Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.  Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai. 1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư Dự án đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau:  Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.  Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.  Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư, nhà tài trợ vốn.  Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.  Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm” và có sự tương tác phức tạp.  Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao. 1.1.3. Phân loại dự án đầu tư Có rất nhiều tiêu thức phân loại dự án tùy thuộc vào mục đích quản lý. Dưới đây là một số cách thức phân loại dự án mà hiện nay đang được sử dụng để quản lý và nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. 1.1.3.1. Theo nguồn vốn đầu tư Căn cứ vào nguồn hình thành vốn đầu tư của dự án có thể phân thành:  Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công: là dự án đầu tư sử dụng một trong những nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: