Danh mục

Bài giảng Lập trình C#: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 812.52 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Lập trình C#: Phần 2 được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về Quản lý dữ liệu với Microsoft SQL Serve, Truy cập cơ sở dữ liệu với ADO.NET, Report và đóng gói ứng dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lập trình C#: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng Chương 4: Quản lý dữ liệu với Microsoft SQL Server Thời lượng: 8 tiết Mục tiêu: - Hiểu được các đối tượng trong hệ quản trị CSDL Microsoft SQL Server, - Viết được các câu lệnh SQL theo yêu cầu, - Tạo, quản lý được một CSDL trong Microsoft SQL Server theo yêu cầu. 4.1. Các khái niệm về cơ sở dữ liệu trong MS SQL Server 4.1.1. Các khái niệm về cơ sở dữ liệu a) Cơ sở dữ liệu: Một cơ sở dữ liệu (CSDL - Database) là một được lưu trữ trong máy tính theo một quy định nhất định nhằm phục vụ cho nào đó. Ví dụ: CSDL phục vụ cho việc quản lý các chuyến bay của một hãng hàng không cung cấp các thông tin vế số hiệu chuyến bay, nơi xuất phát, nơi đến, số chỗ ngồi, ngày bay của tất cả các chuyến bay trong năm; CSDL phục vụ cho công tác quản lý đào tạo trong trường chứa các dữ liệu phản ánh thông tin về học sinh, giáo viên, môn học, phòng học,... b) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQT CSDL - Database Management System) là phần mềm cho phép người dùng và cơ sở dữ liệu. Đồng thời HQT CSDL cung cấp một môi trường thuận lợi cho việc thông tin được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft (MS) Visual Foxpro, MS Access, MS SQL Server, DB2, Oracle,... c) Hệ cơ sở dữ liệu: Một hệ cơ sở dữ liệu (Database System) là một hệ thống phần mềm nhằm quản lý CSDL của một hệ thống thông tin cụ thể nào đó. Như vậy các thành phần bên trong một hệ CSDL gồm có: chương trình, CSDL, HQT CSDL. Để vận hành hệ CSDL cần có một số lượng con người. d) Mô hình dữ liệu: Nền tảng của cấu trúc cơ sở dữ liệu là mô hình dữ liệu. Mô hình dữ liệu Trang 56 được định nghĩa là một sưu tập các công cụ khái niệm dùng cho việc mô tả dữ liệu, các mối quan hệ dữ liệu, các ngữ nghĩa dữ liệu và các ràng buộc dữ liệu. Các mô hình dữ liệu phổ biến là: mạng, phân cấp, quan hệ, ER, hướng đối tượng. e) Mô hình dữ liệu quan hệ: Mô hình dữ liệu quan hệ là mô hình dữ liệu trong đó tất cả dữ liệu được tổ chức trong các bảng (Table) có mối quan hệ với nhau. Mỗi bảng bao gồm các cột (Field – trường, thuộc tính), các dòng (Record – bản ghi, bộ). 4.1.2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu trong MS SQL Server MS SQL Server là HQT CSDL được phát triển để tạo và quản lý CSDL quan hệ. Một CSDL trong MS SQL Server chứa các đối tượng: Tables, Views, Procedures,… Tables trong MS SQL Server gồm các Table có quan hệ với nhau. Sau đây sẽ trình bày các khái niệm liên quan đến Tables. a) Bảng (Table): Bảng bao gồm: - Tên của bảng: xác định duy nhất; - Cấu trúc của bảng: tập hợp các cột; - Dữ liệu của bảng: tập hợp các dòng; b) Khóa chính của bảng (Primary Key): Mỗi bảng phải có một cột (hoặc tập các cột) mà giá trị của nó xác định duy nhất định duy nhất một dòng trong tập hợp các dòng của bảng. Cột đó (tập các cột đó) được chọn làm khóa chính. c) Mối quan hệ (Relationship): Mối quan hệ của bảng được thể hiện thông qua sự ràng buộc giá trị dữ liệu xuất hiện trong bảng này phải có xuất hiện trong bảng kia. MS SQL Server chỉ hỗ trợ mối quan hệ 1-1 và 1-n. d) Khóa ngoài (Foreign Key): Một cột (hoặc một tập các cột) trong một bảng mà giá trị của nó được xác định từ khóa chính của một bảng khác được gọi là khóa ngoài. 4.2. Ngôn ngữ SQL SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ được sử dụng cho các HQT CSDL. Ngôn ngữ SQL chuẩn được đưa ra bởi ANSI (Amerrican National Standards Institude) và ISO (International Standards Organnization) với phiên bản mới nhất hiện nay là phiên bản SQL-92 (phiên bản được đưa ra vào năm 1992). Mặc dù có nhiều ngôn ngữ khác nhau được đưa ra cho các HQT CSDL Trang 57 quan hệ, SQL vẫn là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay trong nhiều hệ thống CSDL thương mại như: Oracle, SQL Server, DB2, Microsoft Access, … Thông qua SQL, người sử dụng có thể dễ dàng định nghĩa được dữ liệu, thao tác với dữ liệu, … Mặt khác, đây là ngôn ngữ có tính khai báo nên nó dễ sử dụng và cũng vì vậy mà trở nên phổ biến. 4.2.1. Các câu lệnh SQL Câu lệnh Chức năng a) Thao tác dữ liệu SELECT Truy xuất dữ liệu INSERT Bổ sung dữ liệu UPDATE Cập nhật dữ liệu DELETE Xóa dữ liệu TRUNCATE Xóa toàn bộ dữ liệu trong bảng b) Định nghĩa dữ liệu CREATE TABLE Tạo bảng DROP TABLE Xóa bảng ALTER TABLE Sửa cấu trúc bảng CREATE FUNCTION Tạo hàm (do người sử dụng định nghĩa) ALTER FUNCTION Sửa đổi hàm DROP FUNCTION Xóa hàm CREATE TRIGGER Tạo trigger ALTER TRIGGER Sửa trigger DROP TRIGGER Xóa trigger 4.2.2. Kiểu dữ liệu Trang 58 Tên kiểu Mô tả CHAR (n) Kiểu chuỗi với độ dài cố định NCHAR (n) Kiếu chuỗi với độ dài cố định hỗ trợ UNICODE VARCHAR (n) Kiểu chuỗi với độ dài chính xác NVARCHAR (n) Kiểu chuỗi với độ dài chính xác hỗ trợ UNICODE INTEGER Số nguyên có giá trị từ -231 đến 231 - 1 INT Như kiểu Integer TINYTINT Số nguyên có giá trị từ 0 đến 255 SMALLINT Số nguyên có giá trị từ -215 đến 215 – 1 BIGINT Số nguyên có giá trị từ -263 đến 263 – 1 NUMERIC (p,s) Kiểu số với độ chính xác cố định DECIMAL (p,s) Tương tự kiểu Numeric FLOAT Số thực có giá trị từ -1.79E+308 đến 1.79E+308 REAL Số thực có giá trị từ -3.40E + 38 đến 3.40E + 38 MONEY Kiểu tiền tệ BIT Kiểu bit (có giá ...

Tài liệu được xem nhiều: