Bài giảng: Lập trình Matlab và ứng dụng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng: Lập trình Matlab và ứng dụng TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH DÀNH CHO KHOA CƠ ĐIỆN LẬP TRÌNH TÍNH TOÁN TRONG MATLAB SỐ TIẾT: 45 (30 LÝ THUYẾT + 15 THỰC HÀNH) 1. Sách, giáo trình chính: - Lập trình Matlab và ứng dụng, Nguyễn Hoàng Hải - Nguyễn Việt Anh, NXB Khoa học và kỹ thuật - Bài giảng LẬP TRÌNH TÍNH TOÁN TRONG MATLAB - Đỗ Thị Mơ 2. Sách tham khảo - Matlab for engineers, Adrian Biran - Moshe Breiner, Addision Wesley Publishing Company. - Cơ sở Matlab & ứng dụng, Nguyễn Hữu Tình-Lê Tấn Hùng- Phạm Thị Ngọc Yến-Nguyễ Thị Lan Hương, NXB Khoa học và kỹ thuật - Matlab & Simulink, Nguyễn phùng Quang, NXB Khoa học và kỹ thuật 3. Giáo viên: Đỗ Thị Mơ - Bộ môn Công nghệ phần mềm Email: dtmo@hau1.edu.vn Chương 1: Giới thiệu chung1. Không gian làm việc của Matlab Cửa số lệnh của Matlab có dấu mời (dấu nhức) là dấu >>. Tại đây ta có thể gõ vào các lệnh của Matlab hoặc gõ các biến. Những lệnh hoặc biến được lưu trong không gian làm việc của Matlab và có thể được gọi lại khi ta cần. Dùng các mũi tên (↓↑ ) để chọn các lệnh, có thể cắt, copy, dán và sửa chữa dòng lệnh. Ví du: >> X=2 X= 2 >> A=’XIN CHAO’ A= XIN CHAO Nếu ta không nhớ tên biến, ta có thể yêu cầu Matlab cho danh sách các biến bằng cách đánh lệnh who từ dấu nhắc lệnh. >> who 12. Biến * Tên biến: Tên biến là một dãy kí tự được bắt đầu bằng chữ cái, có độ dài tối đa là 31 kí tự, bao gồm các chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới ( _ ), có phân biệt chữ hoa và chữ thường. Ví dụ : x ; a12 ; b_a Có thể gán giá trị cho tên biến bằng cách viết :Tên_biến = biểu thức Ví dụ : >> x=20 >>a12=4 >>A12= ‘ABCD’ * Matlab có các biến đặc biệt được cho trong bảng sau: Giá trị Các biến đặc biệt Ans Tên biến mặc định dùng để trả về kết quả π = 3.1415 Pi Eps Số nhỏ nhất, nếu cộng thêm 1 sẽ được số nhỏ nhất lớn hơn 1 Flops Số của phép toán số thực Inf Để chỉ số vô cùng như kết quả của 1/0 NAN hoặc nan Dùng để chỉ số không xác định như kết qẩu của 0/0 −1 i=j= i hoặc j Nargin Số các đối số đưa vào hàm được sử dụng narout Số các đối số hàm đưa ra realmin Số nhỏ nhất có thể được của số thực realmax Số lớn nhất có thể được của số thực 2Các biến đặc biệt ở trên có sẵn giá trị, nếu ta thay đổi giá trị của nó thì giá trị ban đầu sẽ mất cho đến khi ta khởi động lại Matlab thì nó mới trở lại giá trị ban đầu. Không nên thay đổi giá trị của các biến đặc biệt. Ví dụ: >> i ans = 0 + 1.0000i >> j ans = 0 + 1.0000i >> i*i ans = -1 >> pi ans = 3.1416>> eps ans = 2.2204e-016 >> realmin ans = 2.2251e-308 >> realmax ans = 1.7977e+3083. Xoá các biến trong không gian làm việc Để xoá các biến ta dùng lệnh clear , có các cách sau: - Xoá một biến clear tên_biến >> clear x - Xoá nhiều biến clear tên_biếm1 tên_biến2 >> clear a b c - Xoá một nhóm biến tên trùng nhau một số kí tự: clear a* % xoá các biến có tên bắt đầu là a. 3 - Xoá tất cả các biến trong không gian làm việc: clear Dùng lệnh trên tất cả các biến bị xoá không khôi phục được, do vậy ta phải thận trọng khi dùng nó.4. Câu gải thích và sự chấm câu * Câu giải thích: Câu giải thích được viết sau dấu % >> a=100 % a nhận giá trị 100 * Có thể viết nhiều lệnh trên một dòng, chúng được ngăn cách bởi dấu phẩy hặc dấu chấm phẩy. Dấu phẩy là yêu cầu hiển thị kết qủa trên màn hình, còn dấu chấm phẩy là không hiển thị kết quả trên màn hình.Ví dụ: >> A=2,B=abcde,x=456.32;y=mnopq A= 2 B= abcde y= mnopq * Dùng dấu ba chấm ( . . . ) viết sau phép toán để chỉ câu lệnh được tiếp tục ở hàng dưới. Không dùng dấu ba chấm cho các trường hợp khác, hay cho câu giải thích. >> x=10,y=20 x= 10 y= 20 >> z=x+... y z= 30 5. Các phép toán số học Các phép tính số học của Matlab được cho trong bảng sau : Kí hiệu Ví dụ Phép tính Phép cộn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cửa số lệnh quản lý tệp cấu trúc điều khiển tài liệu về lập trình Matlab ứng dụng lập trình Matlab lập trình MatlabGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đồ án tốt nghiệp đề tài: Xây dựng chương trình quản lý nhân sự Khoa Công nghệ thông tin
85 trang 265 0 0 -
114 trang 242 2 0
-
Giáo trình Lập trình cơ bản với C++: Phần 1
77 trang 232 0 0 -
80 trang 222 0 0
-
101 trang 200 1 0
-
Giáo án Tin học lớp 8 bài 14: Cấu trúc điều khiển
3 trang 125 0 0 -
Giáo trình Tin học cơ bản: Phần 1 - Tập đoàn Microsoft
129 trang 84 0 0 -
Giáo trình Nhập môn hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Phần 2
112 trang 52 0 0 -
Điều khiển quá trình - Chương 1: Mở đầu
51 trang 37 0 0 -
Giáo trình Lập trình căn bản - Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội
101 trang 32 0 0 -
Bài giảng Phương pháp tính và Matlab: Chương 3.5 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
18 trang 30 0 0 -
Giáo trình Lập trình căn bản: Phần 1
41 trang 29 0 0 -
Quá trình điều khiển cơ sở hệ thống: Phần 2
209 trang 29 0 0 -
Bài giảng Lập trình Java căn bản: Chương 2 - ThS. Võ Đức Cẩm Hải
24 trang 29 0 0 -
Bài giảng Tin học đại cương: Phần 2 - Lê Văn Hiếu
43 trang 29 0 0 -
Bài giảng Matlab: Chương 3 - ĐHBK Hà Nội
112 trang 28 0 0 -
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu giải thuật: Cấu trúc dữ liệu
17 trang 28 0 0 -
4 trang 27 0 0
-
Bài giảng Chương 1: Cơ bản về ngôn ngữ lập trình Java
19 trang 26 0 0 -
Bài thuyết trình Giới thiệu về lập trình Matlab
26 trang 26 0 0