Bài giảng Luật thương mại 2: Chương 5 Một số hoạt động thương mại khác, cung cấp cho người học những kiến thức như: Gia công hàng hóa; các loại tài sản bán đấu giá; các nguyên tắc cơ bản trong đấu giá hàng hóa; thủ tục và trình tự bán đấu giá hàng hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Luật thương mại 2: Chương 5 - Trương Kim Phụng
I. GIA CÔNG HÀNG HOÁ
1. Khái niệm: Theo điều 178 LTM 2005 thì: “Gia
công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó
bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên
liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc
nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của
bên đặt gia công để hưởng thù lao”
- Chủ thể: có ít nhất một bên là TN
- ðối tượng: Thực hiện hoạt động gia công hàng
hóa
- Mục đích: Sinh lợi
- Khác với hoạt động mua bán hàng hóa hình thành
trong tương lai.
2. Các hình thức gia công
a. Căn cứ vào quyền sở hữu nguyên liệu trong hoạt động
gia công
- Bên đặt gia công giao nguyên liệu
- Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu
b. Căn cứ vào giá cả,
- Hợp đồng thực thi, thực thanh: chi phí thực tế + với tiền thù lao
gia công.
- Hợp đồng khoán: thỏa thuận mức thù lao định trước
3. Hợp đồng gia công hàng hóa
Chủ thể:
- Ít nhất 1 bên là thương nhân.
Hình thức : hợp đồng được lập thành văn bản hoặc hình thức khác
tương đương văn bản.
Nội dung hợp đồng:
• Tên và địa chỉ các bên trong hợp đồng gia công.
• Nội dung và yêu cầu cụ thể của việc gia công.
• Phương thức giao nhận nguyên vật liệu để gia công và việc nhận sản
phẩm đã gia công phải ghi rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng,
nguyên liệu, định mức hao phí nguyên liệu, thời hạn giao nguyên liệu.
• Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của người đặt gia công và nhận gia công.
• Tiền thù lao và phương thức thanh toán.
• Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công.
- Tất cả các loại hàng hóa (trừ trường hợp hàng hóa
thuộc diện cấm kinh doanh).
- Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân
nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa
thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm
nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép.
-Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công
theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu
theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
-Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho
thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu
sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
-Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc,
thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư
dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với
quy định của pháp luật.
-Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi
nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất
và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận
trong hợp đồng gia công.
-Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí
tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc,
thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
- Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để
gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng,
chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
- Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
- Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm
gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền
của bên đặt gia công.
-Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập
khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu,
vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp
đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
-Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia
công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công
thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm
nhập khẩu.
- Bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc,
thiết bị dùng để gia công.
- Phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với
sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.
- Là hoạt động thương mại,
- Người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức
đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để
chọn người mua trả giá cao nhất.
- ðược thực hiện theo một trong hai phương thức
sau đây:
+ Phương thức trả giá lên
+ Phương thức đặt giá xuống
Khoản 1 ðiều 5 Luật ðấu giá TS 2016
ðấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai
người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc,
trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ
trường hợp quy định tại ðiều 49 của Luật này.
2.Đặc điểm
Là phương thức để bên bán xác định người mua hàng
Đấu giá hàng hóa là hoạt động bán hàng (có thể) thông qua
trung gian:
- Bên bán hàng hóa
- Bên mua hàng hóa
- Bên trung gian (người làm dịch vụ bán đấu giá)
3. Các loại tài sản bán đấu giá
(Điều 4 Luật đấu giá 2016)
- Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu
giá
- Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa
chọn bán thông qua đấu giá
Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo
quy định của pháp luật;
Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai;
Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về
giao dịch bảo đảm;
Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về
thi hành án dân sự;
Tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính
Tài sản là hàng dự trữ quốc gia
Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp
Tài sản bị tuyên bố phá sản
Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ
tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Tài sản là quyền khai thác khoáng sản
Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng;
Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo
quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
Tài s ...