Danh mục

Bài giảng Lý thuyết lâm sàng điều trị sản: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.45 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (106 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Lý thuyết lâm sàng điều trị sản tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về: chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh; một số phương pháp thăm dò trong sản khoa; thăm dò trong phụ khoa; đẻ khó; ngôi ngược; ngôi mặt, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi ngang; đa ối; thiểu ối; ối vỡ sớm, ối vỡ non; suy thai; rau bong non; rau tiền đạo; vỡ tử cung;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết lâm sàng điều trị sản: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Giáo Trình Chuyên Môn Sản – Y Đa Khoa CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH Mục tiêu học tập 1. Phân loại được các loại trẻ sơ sinh 2. Khám được trẻ sơ sinh ngay sau sinh 3. Lập kế hoạch chăm sóc trẻ sinh sau sinh 1. ĐẠI CƯƠNG Giai đoạn sơ sinh: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 28 sau sinh - Giai đoạn sơ sinh sớm: ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau sinh - Giai đoạn sơ sinh muộn: từ ngày thứ 8 đến ngày 28 sau sinh Sau khi sinh, trẻ có những biến đổi về chức năng các cơ quan trong cơ thể để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung Để cho giai đoạn chuyển tiếp này được điều hòa cần phải có: - Hô hấp hiệu quả - Hệ tuần hoàn phải thích nghi - Thận chịu trách nhiệm điều hòa môi trường nội môi tốt - Cơ thể tự điều hòa thân nhiệt - Cơ thể tự điều hòa mức đường máu trong giới hạn bình thường Vì thế, công tác chăm sóc trẻ sơ sinh có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai. 2. KHÁM TRẺ SƠ SINH TRONG PHÒNG SINH Khám trẻ sơ sinh trong phòng sinh ngay sau khi sinh để: 2.1. Đánh giá tình trạng trẻ có cần can thiệp hồi sức không Cần thực hiện một cách có hệ thống những bước sau: - Đặt trẻ trên bàn sưởi ấm, lau khô trẻ -Hút miệng, hầu họng, mũi nhanh nhưng hiệu quả, nếu hút nhớt lâu có thể gây phản xạ co thắt thanh quản và làm chậm nhịp tim. Nếu có hít nước ối cần phải hút trực tiếp khí quản bằng đèn soi thanh quản hoặc ngay sau khi đặt nội khí quản, trước khi bóp bóng. - Đếm nhịp thở, tần số tim, đánh giá tính chất tiếng khóc, màu da và khả năng đáp ứng với kích thích.của trẻ 100 Giáo Trình Chuyên Môn Sản – Y Đa Khoa - Đánh giá chỉ số Apgar: tính điểm ở phút thứ 1, phút thứ 5 và phút thứ 10. Trẻ sơ sinh đủ tháng có chỉ số Apgar: + Nếu ≥ 8 điểm ở phút thứ 1 là bình thường. + Từ 3 - 7 điểm ở phút thứ 1 là suy thai ở mức độ trung bình, phải có thái độ điều trị thích hợp. + Nếu < 3 điểm ở phút thứ 1 là chết lâm sàng cần hồi sức cấp cứu. - Làm rốn,chăm sóc rốn . - Lấy nhiệt độ cơ thể 2.2. Thăm khám toàn diện và phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có - Tổng trạng:quan sát đứa bé có hồng hào, cử động tay chân tốt, khóc to, phản xạ tốt hay không. - Nhịp thở trung bình 40-60 lần/ phút. - Nhịp tim trung bình 140 lần/ phút. - Huyết áp tối đa 60-65mmHg - Khám xương đầu: quan sát thóp trước hình thoi, thóp sau hình tam giác. Có thể thấy hiện tượng chồng khớp ở các trẻ suy dinh dưỡng nặng và già tháng. Xác định độ lớn và vị trí của bướu huyết thanh, bướu máu. Phát hiện não úng thủy, vô não, thoát vị não. -Khám mặt: tìm các dấu hiệu bất thường như: + Xuất huyết dưới kết mạc, cườm bẩm sinh, lác mắt... + Sứt môi, hở hàm ếch, dị tật chẻ đôi vòm hầu + Vị trí bất thường của tai. + Trong miệng có mầm răng, lưỡi tụt, ngắn. . . - Khám cổ: tìm dị tật ở cổ như cổ vẹo, cổ ngắn... Khối máu tụ ở cơ ức đòn chũm làm trẻ ngoẹo đầu sang một bên có thể gặp khi đẻ con to kẹt vai hay ngôi mông sổ đầu khó. - Khám ngực:Đếm nhịp thở, quan sát sự cân đối và di động của lồng ngực khi thở, nghe rì rào phế nang hai bên, có âm bệnh lý không khi nghe phổi. Nghe tim để xác định vị trí tim và phát hiện các âm bệnh lý. - Khám bụng: + Kiểm tra tình trạng, hình thái (bụng cóc) 101 Giáo Trình Chuyên Môn Sản – Y Đa Khoa + Đánh giá tình trạng bất thường như: thoát vị rốn, thoát vị thành bụng, chiều dài, mạch máu dây rốn - Khám tứ chi: + Chi trên: đánh giá cử động, đếm, đếm các ngón tay để phát hiện tật thừa hoặc thiếu ngón. + Chi dưới: kiểm tra vận động chi dưới, hoặc bàn chân bị vẹo + Khám khớp háng: xem khớp háng có bị trật, hoặc lỏng lẻo không - Khám ngoài da: bình thường đứa trẻ hồng hào, có thể phù nhẹ mí mắt, bàn chân, bàn tay. Để ý tìm các vết trầy xước ở mặt, các bướu máu ngoài da. - Khám bộ phận sinh dục: + Trẻ trai: kiểm tra tinh hoàn trong túi bìu. Hiện tượng ứ nước màng tinh hoàn có thể hết tự nhiên trong vòng 6 tháng. Nếu có hẹp bao quy đầu cần theo dõi tiểu tiện của bé trong những ngày đầu sau sinh. + Trẻ gái: âm đạo có dịch nhầy trắng, vài ngày sau sinh có thể có hiện tượng hành kinh sinh lý. Hai vú có thể hơi cương . - Khám các phản xạ nguyên thủy: trẻ khỏe mạnh phải có các phản xạ nguyên thủy, các phản xạ này sẽ mất đi sau sinh 4-5 tháng . + Phản xạ 4 điểm: dùng ngón tay trỏ khích thích vào phía trên, phía dưới và 2 bên mép trẻ, trẻ sẽ quay đầu, đưa lưỡi về phía bị kích thích, nếu đụng phải vú mẹ trẻ sẽ mút luôn. + Phản xạ nắm: kích thích gan bàn tay t ...

Tài liệu được xem nhiều: