Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Bài 1: Cấu trúc của lãi suất
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 655.33 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Bài 1: Cấu trúc của lãi suất" được biên soạn với mục tiêu cung cấp đến các bạn cấu trúc rủi ro của lãi suất liên quan tới khả năng vỡ nợ của người vay; rủi ro vỡ nợ của người vay càng cao thì lãi suất đối với khoản vay của họ càng lớn; kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất đối với khoản vay hay chứng khoán càng cao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Bài 1: Cấu trúc của lãi suất Bài 1: Cấu trúc của lãi suất BÀI 1 CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT Hướng dẫn học Bài này giới thiệu các yếu tố bộ phận của lãi suất của các loại chứng khoán trên thị trường. Lãi suất bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của cung cầu vốn và cung cầu tiền như đã nghiên cứu trong phần 1, lãi suất còn chịu ảnh hưởng của rủi ro và kỳ hạn của chứng khoán. Sinh viên cần sử dụng lý thuyết về lượng cầu tài sản để giải thích tác động của rủi ro và kỳ hạn tới lãi suất như được phân tích trong bài học. Sinh viên cần hiểu rõ về giả thiết và kết luận của các lý thuyết khác nhau về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất để phân biệt được sự khác nhau và ý nghĩa của các lý thuyết này. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên, NXB Đại học KTQD. 2. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Frederic S. Mishkin, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2001. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Cấu trúc rủi ro của lãi suất liên quan tới khả năng vỡ nợ của người vay. Rủi ro vỡ nợ của người vay càng cao thì lãi suất đối với khoản vay của họ càng lớn. Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất đối với khoản vay hay chứng khoán càng cao. Có 3 lý thuyết được đưa ra để giải thích về lãi suất ở những kỳ hạn khác nhau lại biến động cùng chiều với nhau và lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên phải giải thích được: Mức độ rủi ro của khoản vay, trái phiếu ảnh hưởng tới lãi suất của trái phiếu đó như thế nào. Phân biệt được sự khác nhau về giả thiết và kết luận của 3 lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, từ đó giải thích vì sao lý thuyết về môi trường ưu tiên là lý thuyết có nhiều ưu điểm có thể giải thích được các đặc điểm của lãi suất trên thị trường. Áp dụng các lý thuyết về cấu trúc rủi ro, cấu trúc kỳ hạn để tính toán lãi suất đối với một loại trái phiếu hoặc một loại chứng khoán cụ thể. TXNHLT02_Bai1_v1.0014106211 1 Bài 1: Cấu trúc của lãi suất Tình huống dẫn nhập Công ty Vincom phát hành trái phiếu Tháng 5/2008, Công ty cổ phần Vincom thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp để phục vụ hoạt động kinh doanh của họ. Công ty đã phát hành 2.000 tỷ trái phiếu ghi sổ, kỳ hạn 5 năm không có tài sản đảm bảo với mức lãi suất trả hàng năm bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả sau kỳ hạn 1 năm bình quân của Hội sở chính 4 ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV, ngân hàng Công Thương cộng thêm tối đa 4%/năm. Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm phát hành cũng tại thời điểm Vincom phát hành trái phiếu công ty có lãi suất 15%/năm, lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại là 16%/năm. 1. Vì sao Vincom lại phải trả một mức lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động của các NHTM? 2. Rủi ro và kỳ hạn vay nợ của Vincom tác động tới lãi suất trái phiếu của công ty như thế nào? 2 TXNHLT02_Bai1_v1.0014106211 Bài 1: Cấu trúc của lãi suất 1.1. Các thực tế về lãi suất thị trường Trong phần trước khi nghiên cứu các yếu tố tác động tới lãi suất chúng ta mới chỉ nghiên cứu một loại lãi suất, đó là lãi suất đối với trái phiếu chính phủ. Nhưng quan sát trên thực tế thì thấy rằng có một số lượng rất lớn các loại trái phiếu và lãi suất của các trái phiếu đó rất khác nhau, lãi suất của các trái phiếu khác nhau biến động cùng chiều với nhau, và lãi suất của trái phiếu dài hạn thường cao hơn lãi suất của trái phiếu ngắn hạn. Khi xem xét hai trái phiếu có cùng kỳ hạn thanh toán nhưng lại có lãi suất khác nhau, người ta thường đề so sánh mức độ rủi ro của trái phiếu đó, và sự khác nhau này được gọi là cấu trúc rủi ro của lãi suất. Còn khi xem xét cùng một loại trái phiếu nhưng lại có kỳ hạn khác nhau, thì lãi suất của trái phiếu ở những kỳ hạn khác nhau được gọi là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. 1.2. Cấu trúc rủi ro Khi phân tích lãi suất của các trái phiếu có cùng kỳ hạn, người ta thường nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa các loại lãi suất này. Ví dụ trái phiếu công ty thường cao hơn lãi suất của trái phiếu chính phủ. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này? 1.2.1. Rủi ro vỡ nợ Một thuộc tính của trái phiếu ảnh hưởng tới lãi suất của trái phiếu đó là rủi ro vỡ nợ: là khả năng người phát hành trái phiếu không thực hiện được việc thanh toán lãi hoặc nợ gốc cho người nắm giữ trái phiếu khi đến thời hạn thanh toán. Các công ty đều có thể rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ, do vậy đều có rủi ro vỡ nợ, mặc dù ở các mức độ khác nhau. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, hoạt động của các công ty sẽ rơi vào tình trạng khó khăn và rủi ro vỡ nợ sẽ cao. Còn đối với trái phiếu chính phủ thì không có rủi ro vỡ nợ bởi vì chính phủ có thể tăng thuế t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Bài 1: Cấu trúc của lãi suất Bài 1: Cấu trúc của lãi suất BÀI 1 CẤU TRÚC CỦA LÃI SUẤT Hướng dẫn học Bài này giới thiệu các yếu tố bộ phận của lãi suất của các loại chứng khoán trên thị trường. Lãi suất bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của cung cầu vốn và cung cầu tiền như đã nghiên cứu trong phần 1, lãi suất còn chịu ảnh hưởng của rủi ro và kỳ hạn của chứng khoán. Sinh viên cần sử dụng lý thuyết về lượng cầu tài sản để giải thích tác động của rủi ro và kỳ hạn tới lãi suất như được phân tích trong bài học. Sinh viên cần hiểu rõ về giả thiết và kết luận của các lý thuyết khác nhau về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất để phân biệt được sự khác nhau và ý nghĩa của các lý thuyết này. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên, NXB Đại học KTQD. 2. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Frederic S. Mishkin, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2001. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Cấu trúc rủi ro của lãi suất liên quan tới khả năng vỡ nợ của người vay. Rủi ro vỡ nợ của người vay càng cao thì lãi suất đối với khoản vay của họ càng lớn. Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất đối với khoản vay hay chứng khoán càng cao. Có 3 lý thuyết được đưa ra để giải thích về lãi suất ở những kỳ hạn khác nhau lại biến động cùng chiều với nhau và lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên phải giải thích được: Mức độ rủi ro của khoản vay, trái phiếu ảnh hưởng tới lãi suất của trái phiếu đó như thế nào. Phân biệt được sự khác nhau về giả thiết và kết luận của 3 lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, từ đó giải thích vì sao lý thuyết về môi trường ưu tiên là lý thuyết có nhiều ưu điểm có thể giải thích được các đặc điểm của lãi suất trên thị trường. Áp dụng các lý thuyết về cấu trúc rủi ro, cấu trúc kỳ hạn để tính toán lãi suất đối với một loại trái phiếu hoặc một loại chứng khoán cụ thể. TXNHLT02_Bai1_v1.0014106211 1 Bài 1: Cấu trúc của lãi suất Tình huống dẫn nhập Công ty Vincom phát hành trái phiếu Tháng 5/2008, Công ty cổ phần Vincom thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp để phục vụ hoạt động kinh doanh của họ. Công ty đã phát hành 2.000 tỷ trái phiếu ghi sổ, kỳ hạn 5 năm không có tài sản đảm bảo với mức lãi suất trả hàng năm bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả sau kỳ hạn 1 năm bình quân của Hội sở chính 4 ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV, ngân hàng Công Thương cộng thêm tối đa 4%/năm. Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm phát hành cũng tại thời điểm Vincom phát hành trái phiếu công ty có lãi suất 15%/năm, lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại là 16%/năm. 1. Vì sao Vincom lại phải trả một mức lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động của các NHTM? 2. Rủi ro và kỳ hạn vay nợ của Vincom tác động tới lãi suất trái phiếu của công ty như thế nào? 2 TXNHLT02_Bai1_v1.0014106211 Bài 1: Cấu trúc của lãi suất 1.1. Các thực tế về lãi suất thị trường Trong phần trước khi nghiên cứu các yếu tố tác động tới lãi suất chúng ta mới chỉ nghiên cứu một loại lãi suất, đó là lãi suất đối với trái phiếu chính phủ. Nhưng quan sát trên thực tế thì thấy rằng có một số lượng rất lớn các loại trái phiếu và lãi suất của các trái phiếu đó rất khác nhau, lãi suất của các trái phiếu khác nhau biến động cùng chiều với nhau, và lãi suất của trái phiếu dài hạn thường cao hơn lãi suất của trái phiếu ngắn hạn. Khi xem xét hai trái phiếu có cùng kỳ hạn thanh toán nhưng lại có lãi suất khác nhau, người ta thường đề so sánh mức độ rủi ro của trái phiếu đó, và sự khác nhau này được gọi là cấu trúc rủi ro của lãi suất. Còn khi xem xét cùng một loại trái phiếu nhưng lại có kỳ hạn khác nhau, thì lãi suất của trái phiếu ở những kỳ hạn khác nhau được gọi là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. 1.2. Cấu trúc rủi ro Khi phân tích lãi suất của các trái phiếu có cùng kỳ hạn, người ta thường nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa các loại lãi suất này. Ví dụ trái phiếu công ty thường cao hơn lãi suất của trái phiếu chính phủ. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này? 1.2.1. Rủi ro vỡ nợ Một thuộc tính của trái phiếu ảnh hưởng tới lãi suất của trái phiếu đó là rủi ro vỡ nợ: là khả năng người phát hành trái phiếu không thực hiện được việc thanh toán lãi hoặc nợ gốc cho người nắm giữ trái phiếu khi đến thời hạn thanh toán. Các công ty đều có thể rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ, do vậy đều có rủi ro vỡ nợ, mặc dù ở các mức độ khác nhau. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, hoạt động của các công ty sẽ rơi vào tình trạng khó khăn và rủi ro vỡ nợ sẽ cao. Còn đối với trái phiếu chính phủ thì không có rủi ro vỡ nợ bởi vì chính phủ có thể tăng thuế t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ Lý thuyết Tài chính tiền tệ Cấu trúc của lãi suất Khả năng vỡ nợ của người vay Rủi ro vỡ nợGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bộ đề thi hết môn về Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
65 trang 70 0 0 -
32 trang 70 0 0
-
Bài giảng Tổng quan tài chính-tiền tệ - PGS.TS. Sử Đình Thành
42 trang 64 1 0 -
Lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐH Kinh Tế Tp.HCM
367 trang 59 0 0 -
Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ - Đề tài: Lạm phát trong nền kinh tế thị trường
33 trang 58 0 0 -
Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ: Phần 2 - NXB ĐH Kinh tế quốc dân
277 trang 56 0 0 -
58 trang 47 0 0
-
Chuyên đề 5: Thị trường vốn trong hệ thống tài chính - Dr. Nguyễn Thị Lan
27 trang 46 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 8 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
59 trang 39 0 0 -
Trái phiếu doanh nghiệp - Những rủi ro và giải pháp bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu tại Việt Nam
6 trang 37 0 0