Danh mục

Bài giảng Lý thuyết Y học cổ truyền: Phần 1

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 795.88 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Lý thuyết Y học cổ truyền: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: lý luận cơ bản của y học cổ truyền; nguyên nhân gây bệnh; phương pháp chẩn đoán và điều trị y học cổ truyền. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết Y học cổ truyền: Phần 1 LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, trong điều trị chúng ta có hai phương pháp là: Phương pháp điều trịYHHĐ và YHCT. Trên lâm sàng, hầu hết các chứng bệnh cấp tính điều trị bằng phươngpháp YHHĐ có kết quả rất tốt, tuy nhiên một số bệnh mãn tính nếu chỉ điều trị bằngphương pháp YHHĐ thì kết quả rất hạn chế, nếu được điều trị bằng phương pháp YHCThoặc điều trị kết hợp với phương pháp YHCT thì cho kết quả rất tốt. Vì vậy trong côngtác đạo tạo bác sỹ đa khoa ở các trường đại học, từ xưa đến nay việc giảng dạy cho cácsinh viên bộ môn YHCT có một vai trò rất quan trọng nhằm đào tạo cho các sinh viên khira trường không những có một kiến thức về YHHĐ mà còn có một vốn kiến thức vềYHCT nữa. Điều trị bằng phương pháp YHCT có 2 phương pháp: Phương pháp điều trị dùngthuốc và không dùng thuốc. Phương pháp điều trị không dùng thuốc có thể điều trị khỏimột số chứng bệnh thông thường, mà không gây một tác dụng phụ không mong muốn chongười bệnh. Cho nên phương pháp này ngày nay được dùng rất nhiều trong công tác điềutrị. Phương pháp điều trị bằng thuốc đông dược, với tính độc dược ít, khả năng hấp thutốt, ít gây dị ứng, ít tác dụng phụ, cho nên các thuốc này có thể sử dụng rộng rãi và dùnglâu dài trên các bệnh nhân nhất là những bệnh mãn tính Để phục vụ cho công tác giảng dạy cho các sinh viên trường đại học, bộ môn đãviết cuốn giáo trình “ Bài giảng lý thuyết Y học cổ truyền” Cuốn sách này có 4 phần là: Lý luận có bản, nguyên nhân gây bệnh, phương phápchẩn đoán và điều trị, bệnh học. Trong phần bệnh học được phân ra các mặt bệnh sau:Bệnh thần kinh, cơ xương khớp, miễn dịch, truyền nhiễm và tiêu hóa. Sau các bài giảng,chúng tôi có biên soạn một số câu hỏi thảo luận nhằm giúp cho sinh viên ôn bài và hiểubài một cách tốt nhất. Đây là cuốn sách đầu tiên của bộ môn, chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, mong cácđộc giả thông cảm và có nhiều ý kiến cho bộ môn, giúp chúng tôi khắc phục những nhượcđiểm và hoàn chỉnh hơn ở các lần viết sau. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! 1 PHẦN 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN Chương 1: Học thuyết âm dươngMục tiêu1.Trình bày và phân tích được nội dung cơ bản của thuyết âm dương.2.Trình bày được những ứng dụng của học thuyết vào y học cổ truyền.Nội dungI. Khái niệm:- Khi quan sát thế giới hiện tượng, chúng ta luôn nhận thấy bao giờ cũng có từng cặp hiệntượng trái ngược vừa phủ định vừa xác định lẫn nhau:ấm-lạnh, nóng-mát, động-tĩnh, sáng-tối, ngoài-trong, ngày-đêm...mỗi cặp hiện tượng vớihai yếu tố đối nghịch nhau nhưng gắn liền làm một không thể tách rời. Chúng là hai mặtcủa một qúa trình thống nhất, hai mặt đó gọi chung là âm và dương.- Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng đều có hai mặt đối lập và thống nhất tác động lẫnnhau, vận động không ngừng, là nguồn gốc của sự sinh trường, biến hoá và tiêu vong. Đólà học thuyết âm dương.- Học thuyết âm dương là phương pháp nhận thức thế giới - người xưa đã ứng dụng vàotrong y học, trở thành công cụ lý luận tìm hiểu quy luật sinh lý của cơ thể, biến hóa củabệnh tật và chỉ đạo điều trị lâm sàng.II. Nội dung cơ bản của học thuyết âm dương:1. Âm dương đối lập:- Đối lập là sự tương phản : trên-dưới, sáng-tối, nhiệt-hàn, hỏa-thuỷ...- Đối lập dẫn đến chế ước lẫn nhau: ôn nhiệt có thể làm tiêu trừ hàn lạnh, băng lạnh làmhạ thấp nhiệt độ, thuỷ có thể diệt hỏa, hỏa làm thuỷ bay hơi... Xét về chức năng sinh lý:hưng phấn thuộc dương, ức chế thuộc âm, cả hai đối lập chế ước nhau từ đó duy trì trạngthái sinh lý cơ thể.2. Âm dương hỗ căn:- Hỗ căn là chỉ hai mặt đối lập có quan hệ dựa vào nhau, thúc đẩy nhau, có nguồn gốc từnhau, không thể thoát ly tồn tại độc lập được.- Ví dụ : không có ngày sẽ không có đêm, có đồng hoá mới có dị hoá, không có dị hoá thìđồng hoá không thể tiếp tục.3. Âm dương tiêu trưởng:- Tiêu là mất đi, trưởng là sự phát triển - tiêu trưởng là sự vận động không ngừng, chuyểnhoá lẫn nhau.- Khí hậu bốn mùa trong một năm thay đổi từ nóng sang lạnh (dương tiêu âm trưởng), từlạnh sang nóng (âm tiêu dương trưởng). Vận động hai mặt của âm dương có tính giaiđoạn, tới mức độ nào đó sẽ chuyển hoá nhau. Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương(hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn). Ví dụ: sốt cao (dương trưởng), tổn âm, xuất hiệnchứng âm dịch vơi kém (âm tiêu). 24. Âm dương bình hành:- Hai mặt âm dương tiêu trưởng vận động không ngừng nhờ hai quá trình đối lập và hỗcăn. Âm dương tiêu trưởng trong một phạm vi nhất định gọi là bình hành - trạng thái cânbằng.- Nếu tiêu trưởng thái quá thì sự cân bằng bị phá huỷ, trong tự nhiên sẽ xuất hiện nóngquá, lạnh quá, hạn hán, lũ lụt..., trong cơ thể người sẽ phát sinh bệnh : hàn chứng, nhiệtchứng, hư chứng, thực chứn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: