Danh mục

Bài giảng Microsoft Excel - Đoàn Phan Thái

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.23 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tin học cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook); Sử dụng Microsoft Excel; Thao tác với ô; Làm việc với trang tính (Worksheet); Định dạng ô, dãy ô;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Microsoft Excel - Đoàn Phan Thái Đoàn Phan Thái Bài giảng TIN HỌC Microsoft Excel 2010 Bình Thuận, 09/2020 MICROSOFT EXCEL 2010 Đoàn Phan Thái dpthai@btu.edu.vn Tin học CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN 3.1. Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook): 3.1.1. Khái niệm bảng tính: - Bảng tính là bảng dữ liệu có cấu trúc theo hàng và cột, giao giữa hàng và cột là ô. Ô là đơn vị chứa dữ liệu nhỏ nhất trong bảng tính, mỗi ô có thể chứa dữ liệu số, văn bản hoặc kết quả tính toán. Phần mềm Microsoft Excel là một trong số các chương trình dùng để xử lý bảng tính. Bảng tính trong Excel gồm có nhiều trang tính (Worksheet hay Sheet), cấu tạo mỗi Sheet bao gồm: + Cột (Column): Xác định thứ tự cột theo tên A, B, C...Z, AA, AB, AC...AZ, BA, BB, BC...BZ, CA...ZZ, AAA...XFD. Mỗi Sheet có 16,384 cột. + Hàng (Row): Mỗi Sheet có 1,048,576 hàng và được đánh số thứ tự từ 1 đến 1,048,576. + Ô (Cell): Hình thành bởi vị trí giao nhau giữa cột và hàng. Mỗi ô đều có địa chỉ cụ thể, tọa độ được xác định theo chỉ số cột và số thứ tự hàng. Ô có thể chứa dữ liệu (chuỗi, số, luận lý). - Các loại địa chỉ trong Excel: + Địa chỉ của một ô trong bảng tính được xác định bởi tên cột và tên hàng. Giao nhau giữa cột B và hàng 2 là ô B2 Hình 3.1: Địa chỉ của ô trong Excel. + Địa chỉ của một khối trong bảng tính được xác định bởi ô đầu khối và ô cuối khối, phân cách nhau bởi dấu hai chấm (:). Địa chỉ khối B2:C3 gồm các ô B2,C2,B3,C3 Hình 3.2: Địa chỉ của khối trong Excel. @2020 Đoàn Phan Thái (dpthai@btu.edu.vn) Trang 1 Tin học CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN + Địa chỉ tương đối: Địa chỉ bị thay đổi khi sao chép công thức. Ví dụ: A1, C5, B3... Hình 3.3: Địa chỉ tương đối bị thay đổi khi sao chép. + Địa chỉ tuyệt đối: Địa chỉ không bị thay đổi (cố định) khi sao chép công thức. Ví dụ: $A$1, $C$5, $B$3... Hình 3.4: Địa chỉ tuyệt đối không bị thay đổi khi sao chép. + Địa chỉ hỗn hợp: Kết hợp của địa chỉ tương đối và tuyệt đối, nghĩa là hoặc cố định cột hoặc cố định hàng. Một địa chỉ đã cố định cột thì khi sao chép công thức, cột sẽ không thay đổi và ngược lại, một địa chỉ đã cố định hàng thì hàng sẽ không thay đổi khi sao chép. Ví dụ: $A1, C$5, $B3... Hình 3.5: Địa chỉ hỗn hợp khi sao chép. @2020 Đoàn Phan Thái (dpthai@btu.edu.vn) Trang 2 Tin học CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN 3.1.2. Các bước xây dựng bảng tính thông thường: - Bước 1: Nhập dữ liệu. Dữ liệu trong Excel có thể là số (ngày tháng, thời gian), văn bản hoặc giá trị luận lý. - Bước 2: Định dạng và hiệu chỉnh dữ liệu. Các loại dữ liệu kiểu số, ngày tháng hoặc chuỗi cần được định dạng và hiệu chỉnh cho phù hợp với bài toán. - Bước 3: Lập công thức. Công thức trong Excel được bắt đầu bởi dấu “=”, kết hợp các phép toán với các hàm sẵn có. - Bước 4: Biều đồ hóa dữ liệu. Dữ liệu có thể được biểu diễn trực quan dưới dạng biểu đồ (hình cột, hình tam giác, hình tròn, hình thanh ngang...). - Bước 5: In ấn và phân phối bảng tính. Bảng tính đã hoàn thành có thể được lưu trữ theo các định dạng khác nhau (xls, xlsx, pdf, txt…) hoặc được in ra giấy. 3.2. Sử dụng Microsoft Excel: 3.2.1. Làm việc với phần mềm Microsoft Excel: 3.2.1.1. Mở, đóng phần mềm: a) Mở chương trình: - Thao tác: Nhấp đôi chuột lên biểu tượng Microsoft Excel trên Desktop. Hình 3.6: Biểu tượng Microsoft Excel trên Desktop. b) Đóng chương trình: - Thao tác: Nhấp chọn nút [Close]. Đóng chương trình Hình 3.7: Thao tác đóng chương trình. @2020 Đoàn Phan Thái (dpthai@btu.edu.vn) Trang 3 Tin học CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN 3.2.1.2. Giao diện Microsoft Excel: - Cửa sổ Microsoft Excel 2010 với giao diện hiện đại và thân thiện: Thanh công cụ truy cập nhanh Thanh tiêu đề Ribbon Thanh công thức Ô Name Box Thanh cuộn Vùng bảng tính Thêm Sheet mới Thanh tình trạng Zoom Slider Hình 3.8: Giao diện cửa sổ Microsoft Excel 2010. - Các thành phần trên cửa sổ màn hình Excel: + Thanh tiêu đề (Title Bar): Hiển thị tiêu đề bảng tính đang soạn thảo và tên chương trình. Nếu bảng tính chưa được lưu trữ thì có tên mặc định là Book1. + Thanh công cụ truy cập nhanh (Quick Accsess Toolbar): Chứa các nút lệnh thường xuyên sử dụng, tạo sự thuận tiện khi làm việc. + Menu Ribbon gồm có 3 thành phần: Thẻ (Tabs), Nhóm (Groups), Nút lệnh (Commands). + Hộp đặt tên (Name Box): Hiển thị địa chỉ của ô hay vùng dữ liệu. + Thanh công thức (Formula Bar): Hiển thị nội dung của ô hiện hành, cho phép xem và viết các công thức. Công thức trong Excel được bắt đầu bởi ký hiệu “=”. + Thanh cuộn (Scroll Bar): Gồm có thanh cuộn ngang và thanh cuộn dọc, dùng hiển thị phần trang tính bị che lấp. @2020 Đoàn Phan Thái (dpthai@btu.edu.vn) Trang 4 Tin học CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN + Cửa sổ trang tính (Worksheet Window): Đây là vùng làm việc chính của Excel. Ở chế ...

Tài liệu được xem nhiều: