Danh mục

Bài giảng Môi trường xây dựng Giao thông: Phần 2 - Trịnh Xuân Báu

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.86 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (63 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu như ở phần 1 "Bài giảng Môi trường xây dựng Giao thông" là những vấn đề cơ bản về ô nhiễm môi trường thì ở phần 2 này các bạn sẽ được tìm hiểu về công tác quản lý môi trường; các tác động môi trường trong xây dựng công trình giao thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Môi trường xây dựng Giao thông: Phần 2 - Trịnh Xuân BáuTrịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải---------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG3.1. Khái niệm3.1.1. Khái niệm quản lý môi trường (QLMT) Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹthuật, công nghệ và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và pháttriển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. Như vậy, quản lý môi trường hướng đến các mục tiêu: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh. - Phát triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. - Xây dựng các công cụ QLMT hiệu quả cho từng Quốc gia và từng khu vực, phùhợp với từng ngành, từng địa phương và công đồng dân cư.3.1.2. Nội dung và nguyên tắc QLMT3.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được thể hiện tại chương XIII, điều121 và 122 về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Chính phủ,các Bộ ban ngành và chính quyền các cấp của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốchội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.3.2.2. Các nguyên tắc QLMT Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sốngtrong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phầngìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu củacông quản lý môi trường bao gồm: * Đảm bảo tính hệ thống: Môi trường cần được hiểu như một hệ thống động,phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Vì thế QLMT cần phải có tính hệ thốngchặt chẽ dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin trong hệ thống môitrường nhằm đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, đảm bảo mục tiêu, chiến lượcphát triển đề ra. * Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác độngtổng hợp của các hoạt động phát triển (sản xuất, tiêu thụ, thương mại, dịch vụ, cộngđồng, xã hội...) lên hệ thống môi trường.Bài giảng: Môi trường xây dựng Giao thông 90Trịnh Xuân Báu Trường Đại học Giao thông vận tải---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồntại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thôngtin. Do đó các hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gianvà không gian, điều này qui định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lýlên môi trường. * Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấpkhác nhau, vì thế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủtrong quản lý môi trường với sự bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phươngcũng như giáo dục và nâng cao nhận thức môi truờng cho cá nhân và cộng đồng. * Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ: Các thành phần môi trườngthường do một ngành nào đó quản lý, nhưng thành phần môi trường này lại được phânbố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể với sự quản lý của một cấp chínhquyền địa phương tương ứng. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành vàvùng lãnh thổ để tăng hiệu quả quản lý môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên. * Kết hợp hài hoà các lợi ích: Kết hợp hài hoà các lợi ích giữa cá nhân, hộ giađình, doanh nghiệp, ngành, Nhà nước và xã hội. Kết hợp hài hoà các lợi ích còn baohàm kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, lợi ích quốc tế nhằm mục tiêu phát triểnbền vững kinh tế - xã hội - môi trường trên toà Thế giới. * Kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lýkinh tế - xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, cần phải kết hợp chặt chẽ, hàihoà giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội thông qua việchoạch định chính sách, chiến lược đúng đắn ở mọi cấp quản lý của Nhà nước.3.2. Các công cụ QLMT3.2.1. Công cụ luật pháp và chính sách Các công cụ luật pháp và chính sách hay còn gọi là các công cụ pháp lý bao gồmcác văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định,qui định, tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường...), các kế hoạch, chiến lược vàchính sách môi trường quốc gia, của các ngành và chính quyền các cấp. Các công cụ này đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời gianđầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường ở các nước phát triển vàhiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả ở tất cả các nước phát triển cũngnhư các nước đang phát triển trên thế giới. * Ưu điểm:Bài giảng: Môi trường xây dựng ...

Tài liệu được xem nhiều: