Danh mục

Bài giảng môn học : xử lý tiếng nói P2

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 672.31 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngữ âm học (Acoustic Phonetics): Nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh Mỹ, có thể mô tả theo tập hợp các âm khác nhau gọi là các âm vị (phoneme). Tiếng Anh Mỹ có khoảng 42 âm vị, bao gồm các nguyên âm (vowel), nguyên âm đôi (diphthong), bán nguyên âm (semivowel) và phụ âm (consonant). Có nhiều cách để nghiên cứu ngữ âm học; chẳng hạn, các nhà ngôn ngữ nghiên cứu các đặc trưng của âm vị. Với mục đích của chúng ta, nghiên cứu xử lý tiếng nói, chỉ cần xét đặc trưng âm học của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn học : xử lý tiếng nói P2CNT45DH GROUP BÀI GIẢNG XỬ LÝ TIẾNG NÓI sách này, mặc dù được viết để hướng dẫn đọc các ảnh phổ, cung cấp nhập môn tuyệt vời về ngữ âm học. 2.2.Ngữ âm học (Acoustic Phonetics): Nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh Mỹ, có thể mô tả theo tập hợp các âm khác nhau gọi là các âm vị (phoneme). Tiếng Anh Mỹ có khoảng 42 âm vị, bao gồm các nguyên âm (vowel), nguyên âm đôi (diphthong), bán nguyên âm (semivowel) và phụ âm (consonant). Có nhiều cách để nghiên cứu ngữ âm học; chẳng hạn, các nhà ngôn ngữ nghiên cứu các đặc trưng của âm vị. Với mục đích của chúng ta, nghiên cứu xử lý tiếng nói, chỉ cần xét đặc trưng âm học của các âm vị, bao gồm vị trí và cách phát âm, các dạng sóng âm và các đặc trưng về phổ của các âm này. Bảng 3.1 nêu cách phân các âm tiếng Anh Mỹ ra các lớp âm vị. Bốn lớp lớn của các âm là nguyên âm (NA), nguyên âm đôi, bán nguyên âm và phụ âm (PA). Mỗi lớp lại được chia thành các lớp con theo cách thức, vị trí phát âm của âm trong bộ máy phát âm. Mỗi âm vị của bảng 3.1 có thể phân ra thành âm xát (continuant) hoặc âm không xát (noncontinuant). Các âm xát được tạo ra bởi hình dạng bộ máy phát âm cố định (không biến đổi theo thời gian) được tác động bởi nguồn hơi thích hợp. Lớp các âm xát bao gồm nguyên âm, âm mũi (nasal) và phụ âm rung (fricative). Các âm còn lại (nguyên âm đôi (diphthong), bán nguyên âm (semivowel), dừng (stop) và tắc xát (affricate)) được tạo ra bằng cách thay đổi hình dạng bộ máy phát âm và do vậy được phân lớp là không xát. 2.2a. Nguyên âm. (NA) được tạo ra bằng cách kích động bộ máy phát âm cố định với các xung gần tuần hoàn của không khí do các dây thanh âm rung động. Theo Từ điển Tiếng Việt, nguyên âm là âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi ra không gặp trở ngại đáng kể. Ví dụ của nguyên âm tiếng Việt là a, e, i, o, u, y; phụ âm là âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi ra đi lên qua thanh hầu, gặp phải trở ngại đáng kể. Ví dụ của phụ âm tiếng Việt là b, c, d, đ, g, ... . Người ta thấy diện tích mặt cắt ngang thay đổi dọc theo bộ máy phát âm xác định các tăng cường và do đó âm được tạo ra. Sự phụ thuộc của diện tích mặt cắt ngang vào khoảng cách dọc theo bộ máy phát âm được gọi là hàm diện tích (area function) của bộ máy phát âm. Hàm diện tích của một nguyên âm nào đó đầu tiên được xác định bởi vị trí của lưỡi, tuy nhiên các vị trí của hàm, môi và vòm miệng mềm cũng ảnh hưởng đến kết quả của âm. Ví dụ để tạo ra âm a: trong từ father fa:ðә (cha), Bộ máy phát âm mở ở phía trước và đôi khi thu hẹp lại ở phía sau do thân lưỡi. Trái lại, nguyên âm i trong từ eve iv (buổi chiều) được tạo ra bằng cách nâng lưỡi lên vòm miệng, do vậy tạo ra khe hẹp ở phía trước và tăng khe hở ở cuối bộ máy phát âm. Như vậy, mỗi nguyên âm có thể đặc trưng bởi cấu hình bộ máy phát âm (hàm diện tích) dùng để phát ra nó. Đặc trưng này không chính xác lắm vì sự khác nhau bên trong của bộ máy phát âm của những người nói khác nhau. Một biểu diễn khác được xây dựng trên tần số cộng hưởng của bộ máy phát âm. Việc này cũng vướng mắc phải sự đa dạng của bộ máy phát âm của người nói. Peterson và Barney (J. Acoust. Soc. Am. Vol24 No2, 1952) đã đo tần số tăng cường (dùng đồ thị phổ của âm) của các nguyên âm. Người ta đo các dạng sóng âm và ảnh phổ (spectrogram) cho mỗi nguyên âm tiếng Anh (ở hình 3.6 gồm i , i: , e , ổ , ә , a , Ɔ , u , u: , Ə: ). Các ảnh phổ thể hiện CAO QUYẾT THẮNG Trang 26CNT45DH GROUP BÀI GIẢNG XỬ LÝ TIẾNG NÓI rõ ràng mẫu các cộng hưởng khác nhau cho mỗi nguyên âm. Các dạng sóng âm, bên cạnh việc chỉ ra đặc trưng tuần hoàn của các âm hữu thanh, còn hiển thị các tính chất phổ thô (gros) của các chu kỳ (period) đơn. Chẳng hạn, nguyên âm i thể hiện dao động tắt dần với tần số thấp mà ở trên nó có một dao động tần số cao đè lên. Điều này phù hợp với tăng cường thứ nhất thấp và hai tăng cường sau cao. Trái lại, nguyên âm u thể hiện năng lượng tần số cao tương đối ít vì là kết quả của tần số tăng cường thứ nhất và thứ hai thấp. 2.2b. Các nguyên âm đôi: Mặc dù còn có một chút không rõ ràng trong việc phân biệt âm vị nào là nguyên âm đôi, một định nghĩa có thể chấp nhận được của nguyên âm đôi là: phát âm đơn âm lướt bắt đầu ở hoặc gần ở vị trí phát âm cho một nguyên âm và di chuyển đến hoặ ...

Tài liệu được xem nhiều: