Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 1 - CĐ CNTT TP.HCM
Số trang: 72
Loại file: pdf
Dung lượng: 713.52 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 1 có nội dung trình bày tổng quan về kế toán tài chính, kế toán tiền và các khoản phải thu, kế toán hàng tồn kho và một số nội dung liên quan khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 1 - CĐ CNTT TP.HCM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính, bộ môn kế toán tài chính, khoa kế toán trường ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 2. Bài tập và bài giải kế toán tài chính, bộ môn kế toán tài chính, khoa kế toán trường ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Nhà xuất bản Phương Đông, năm 2011 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH MỤC TIÊU Mục tiêu của chương này là giúp cho người đọc có một cái nhìn khái quát về: - Vai trò, đối tượng cung cấp thông tin của kế toán nói chung và của kế toán tài chính nói riêng. - Môi trường pháp lý của kế toán bao gồm Luật kế toán; hệ thống chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán – Đó là những nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến công tác của kế toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán thực hiện đúng luật pháp. - Nắm được các nguyên tắc kế toán cơ bản, các yếu tố của báo cáo tài chính và việc ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính. - Những quy định chung về sổ kế toán và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, một hình thức kế toán đang sử dụng phổ biến trên thực tế hiện nay. 1.1. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN. 1.1.1. Vai trò cung cấp thông tin của kế toán. Cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người thì kế toán cũng ra đời và phát triển. Tuy nhiên ở những điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, kế toán được con người nhận thức và sử dụng ở từng thời kỳ cũng khác nhau. Từ buổi sơ khai ban đầu con người sử dụng kế toán phục vụ cho cuộc sống, tuy nhiên khi đó kế toán đơn giản chỉ là ghi lại kết quả công việc mình làm và đánh giá hiệu quả của công việc. Vào thế kỷ 15, kế toán kép ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của kế toán, là cơ sở để kế toán hoàn thiện và phát triển như ngày nay. Thời gian này kế toán được xem là một phương pháp, một cách thức để xác định việc tồn tại hay phá sản của các công ty, dưới sự chi phối của các chuyên gia về luật. Bước sang thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, kế toán đã được hoàn thiện hơn và phát huy được các chức năng của nó. Kế toán được xem là một hệ thống đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Trong giai đoạn này, kế toán thực hiện chủ yếu mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho ban lãnh đạo. Bên cạnh đó kế toán còn thực hiện được vai trò chuyển tải thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người có nhu cầu biết về sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, kế toán được xem là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán: Theo như Ủy Ban Thực Hành Kiểm Toán Quốc Tế (IAPC) định nghĩa: “Kế toán là một khoa học, một kỹ thuật ghi nhận, phân loại, tập hợp và cung 3 cấp số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của một đơn vị kinh tế, giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định thích hợp”. Hoặc: “Kế toán là một hoạt động dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng, chủ yếu về phương diện tài chính, của một đơn vị kinh tế, phục vụ cho việc đưa ra quyết định kinh tế, cho việc lựa chọn giữa các phương án khác nhau”. (Accounting Principles Board- 1970) Tại Việt Nam, trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, theo điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước (Ban hành kèm theo nghị định số 25/HĐBT ngày 18/03/1989), kế toán được định nghĩa: “Kế toán là công cụ ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng như của từng tổ chức, xí nghiệp”. Sở dĩ kế toán được định nghĩa như trên là vì trong giai đoạn này, Nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong công tác quản lý, do đó kế toán có vai trò chủ yếu là cung cấp thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch. Bước sang giai đoạn nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nguồn thông tin do kế toán cung cấp không những phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ doanh nghiệp, cho các đối tượng quản lý của Nhà nước mà còn cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp để ra các quyết định kinh tế có liên quan đến doanh nghiệp như: Ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư,… do đó định nghĩa về kế toán cũng đã có sự thay đổi. Kế toán được xem là một hệ thống đo lường, ghi chép, xử lý và truyền tải những thông tin có ích cho những đối tượng cần sử dụng những thông tin đó. Theo luật kế toán ban hành ngày 17/06/2003 định nghĩa: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Như vậy, dù được sử dụng cho những mục đích khác nhau hoặc ở trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, kế toán đều được ghi nhận là một khoa học để thực hiện quá trình thu thập và xử lý thông tin. Do đó, có thể nói kế toán là một khoa học về thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng những thông tin này. Và đó chính là vai trò của kế toán. Vậy vai trò của kế toán là cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin. 1.1.2. Sự khác biệt về đối tượng phục vụ thông tin giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị: Thông tin kế toán là yếu tố có vai trò quan trọng, công cụ hữu dụng trong hệ thống các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh và các hoạt động phi sản xuất. Thông tin kế toán không những chỉ cung cấp cho những người quản lý ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần cho cả những người ở bên ngoài doanh nghiệp nhưng có liên quan đến doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp được thiết kế để làm nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế theo hai đối tượng phục vụ khác nhau trên đã phân chia kế toán thành 2 phân hệ: kế toán tài chính và kế t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 1 - CĐ CNTT TP.HCM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính, bộ môn kế toán tài chính, khoa kế toán trường ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM 2. Bài tập và bài giải kế toán tài chính, bộ môn kế toán tài chính, khoa kế toán trường ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Nhà xuất bản Phương Đông, năm 2011 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH MỤC TIÊU Mục tiêu của chương này là giúp cho người đọc có một cái nhìn khái quát về: - Vai trò, đối tượng cung cấp thông tin của kế toán nói chung và của kế toán tài chính nói riêng. - Môi trường pháp lý của kế toán bao gồm Luật kế toán; hệ thống chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán – Đó là những nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến công tác của kế toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán thực hiện đúng luật pháp. - Nắm được các nguyên tắc kế toán cơ bản, các yếu tố của báo cáo tài chính và việc ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính. - Những quy định chung về sổ kế toán và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, một hình thức kế toán đang sử dụng phổ biến trên thực tế hiện nay. 1.1. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN. 1.1.1. Vai trò cung cấp thông tin của kế toán. Cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người thì kế toán cũng ra đời và phát triển. Tuy nhiên ở những điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, kế toán được con người nhận thức và sử dụng ở từng thời kỳ cũng khác nhau. Từ buổi sơ khai ban đầu con người sử dụng kế toán phục vụ cho cuộc sống, tuy nhiên khi đó kế toán đơn giản chỉ là ghi lại kết quả công việc mình làm và đánh giá hiệu quả của công việc. Vào thế kỷ 15, kế toán kép ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của kế toán, là cơ sở để kế toán hoàn thiện và phát triển như ngày nay. Thời gian này kế toán được xem là một phương pháp, một cách thức để xác định việc tồn tại hay phá sản của các công ty, dưới sự chi phối của các chuyên gia về luật. Bước sang thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, kế toán đã được hoàn thiện hơn và phát huy được các chức năng của nó. Kế toán được xem là một hệ thống đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Trong giai đoạn này, kế toán thực hiện chủ yếu mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho ban lãnh đạo. Bên cạnh đó kế toán còn thực hiện được vai trò chuyển tải thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người có nhu cầu biết về sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, kế toán được xem là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán: Theo như Ủy Ban Thực Hành Kiểm Toán Quốc Tế (IAPC) định nghĩa: “Kế toán là một khoa học, một kỹ thuật ghi nhận, phân loại, tập hợp và cung 3 cấp số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của một đơn vị kinh tế, giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định thích hợp”. Hoặc: “Kế toán là một hoạt động dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng, chủ yếu về phương diện tài chính, của một đơn vị kinh tế, phục vụ cho việc đưa ra quyết định kinh tế, cho việc lựa chọn giữa các phương án khác nhau”. (Accounting Principles Board- 1970) Tại Việt Nam, trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, theo điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước (Ban hành kèm theo nghị định số 25/HĐBT ngày 18/03/1989), kế toán được định nghĩa: “Kế toán là công cụ ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng như của từng tổ chức, xí nghiệp”. Sở dĩ kế toán được định nghĩa như trên là vì trong giai đoạn này, Nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong công tác quản lý, do đó kế toán có vai trò chủ yếu là cung cấp thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch. Bước sang giai đoạn nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nguồn thông tin do kế toán cung cấp không những phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ doanh nghiệp, cho các đối tượng quản lý của Nhà nước mà còn cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp để ra các quyết định kinh tế có liên quan đến doanh nghiệp như: Ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư,… do đó định nghĩa về kế toán cũng đã có sự thay đổi. Kế toán được xem là một hệ thống đo lường, ghi chép, xử lý và truyền tải những thông tin có ích cho những đối tượng cần sử dụng những thông tin đó. Theo luật kế toán ban hành ngày 17/06/2003 định nghĩa: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Như vậy, dù được sử dụng cho những mục đích khác nhau hoặc ở trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, kế toán đều được ghi nhận là một khoa học để thực hiện quá trình thu thập và xử lý thông tin. Do đó, có thể nói kế toán là một khoa học về thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng những thông tin này. Và đó chính là vai trò của kế toán. Vậy vai trò của kế toán là cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin. 1.1.2. Sự khác biệt về đối tượng phục vụ thông tin giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị: Thông tin kế toán là yếu tố có vai trò quan trọng, công cụ hữu dụng trong hệ thống các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh và các hoạt động phi sản xuất. Thông tin kế toán không những chỉ cung cấp cho những người quản lý ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần cho cả những người ở bên ngoài doanh nghiệp nhưng có liên quan đến doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp được thiết kế để làm nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế theo hai đối tượng phục vụ khác nhau trên đã phân chia kế toán thành 2 phân hệ: kế toán tài chính và kế t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán tài chính Kế toán tiền Kế toán khoản phải thu Kế toán hàng tồn kho Kế toán tài sản cố định Kế toán khấu hao tài sản cố địnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
72 trang 371 1 0
-
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2- NXB Văn hóa Thông tin (bản cập nhật)
231 trang 278 0 0 -
Hành vi tổ chức - Bài 1: Tổng quan về hành vi tổ chức
16 trang 276 0 0 -
78 trang 265 0 0
-
3 trang 238 8 0
-
Hành vi tổ chức - Bài 5: Cơ sở của hành vi nhóm
18 trang 212 0 0 -
100 trang 187 1 0
-
104 trang 186 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Phòng bán hàng Tân biên
112 trang 159 0 0 -
Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - ThS. Nguyễn Quốc Nhất
9 trang 159 0 0