Bài giảng môn Kinh tế vi mô: Phần 1
Số trang: 60
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.25 MB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cấu trúc cuốn tập bài giảng Kinh tế vi mô gồm có 7 chương, và sau đây là phần 1 của bài giảng trình bày nội dung trong 3 chương đầu: chương 1 kinh tế vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, chương 2 cung – cầu hàng hoá, chương 3 lý thuyết người tiêu dùng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ kiến thức cần thiết và vận dụng học thật tốt môn Kinh tế vi mô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Kinh tế vi mô: Phần 1 Chương 1: KINH TẾ VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến tức tổng quan về kinh tế học nói chung, kinh tế học vi mô nói riêng, đối tương, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô, hiểu rõ những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, bản chất và phương pháp của sự lựa chọn kinh tế tối ưu, sự khan hiếm của các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, các mô hình kinh tế và mười nguyên lý kinh tế học. 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Kinh tế học là gì? Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế học do mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau. Quan điểm thứ nhất: Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản (sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? SX cho ai?). Quan điểm thứ hai: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các hành vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế. Quan điểm thứ ba: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu các mối quan hệ giữa sản xuất, lưu thông, tiêu dùng. Trên cơ sở đó tìm ra mối quan hệ tối ưu để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Quan điểm thứ tư: Kinh tế học nghiên cứu các sự kiện, các hoàn cảnh và xu hướng phát triển của nó để có những chính sách phù hợp. Quan điểm thứ năm: Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu cách thức các xã hội sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng cạnh tranh. Quan điểm thứ sáu: Kinh tế học là khoa học nghiên cứu về những vấn đề về con người và xã hội về sự lựa chọn như thế nào để sử dụng những nguồn lực khan hiếm nhằm sản xuất ra những hàng hoá có giá trị và phân phối cho các thành viên trong xã hội để tiêu dùng . Với các quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng: kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất và phân phối những sản phẩm làm ra cho mọi thành viên trong xã hội. 1.1.2 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc - Kinh tế học thực chứng Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả. Kinh tế học thực chứng là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó mô tả, giải thích các hiện tượng, sự kiện, hoàn cảnh kinh tế một cách khách quan và khoa học. Ví dụ: Giá dầu mỏ trên thế giới tăng vào đầu thế kỷ 21 là do cầu về dầu mỏ tăng cao nhưng cung về dầu mỏ tăng ít hoặc giảm. - Kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân. Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến quan điểm đạo lý chính trị ở một quốc gia. Nó đưa ra những lời chỉ dẫn, khuyến cáo theo tiêu chuẩn cá nhân. Hay nói cách khác, kinh tế học chuẩn tắc hoàn toàn mang tính chủ quan. Ví dụ: Có nên lấy của người giàu chia cho người nghèo không? Đây là một đạo lý. Nếu có thì nên lấy bằng cách nào? Chắc chắn là phải dùng thuế. Thuế cao hay thấp thuộc kinh tế học chuẩn tắc. Dĩ nhiên kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc có quan hệ mật thiết với nhau, có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Cho nên khi nghiên cứu về kinh tế học, bạn luôn luôn nhớ tới sự phân biệt giữa các nhận định thực chứng và chuẩn tắc. Nhiều nội dung của kinh tế học chỉ nhằm lý giải cách thức vận hành của nền kinh tế. Nhưng mục tiêu của kinh tế học thường là cải thiện hoạt động của nền kinh tế. 1.1.3 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng đó là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế. Kinh tế vi mô nghiên cứu chi tiết các bộ phận cấu thành bức tranh lớn, còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, quan tâm tới bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế và quan tâm tới mục tiêu kinh tế của một quốc gia. a. Kinh tế học vi mô Kinh tế vi mô nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai để có thể đứng vững và phát triển cạnh tranh trên thị trường. Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế, tức là nó nghiên cứu các hành vi, các hoạt động của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ (doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, các chủ đất). Ví dụ: Hộ nông dân, doanh nghiệp nên sản xuất cái gì? Tại sao doanh nghiệp A lựa chọn chỉ tuyển thêm 6 lao động hay chỉ sản xuất lượng sản phẩm tối ưu (Q*) là 100. Tất cả những vấn đề trên thuộc lĩnh vực của các nhà kinh tế học vi mô. b. Kinh tế học vĩ mô Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hành vi của Nhà nước khi giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai trên tổng thể mỗi quốc gia. Kinh tế học vĩ mô là một môn khoa học xã hội, khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản ở tầm quốc gia và nhấn mạnh đến mối quan hệ tương tác trong nền kinh tế tổng thể. Ví dụ: Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu vấn đế sản lượng và tăng trưởng kinh tế, giá cả và lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế… c. Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề về tiêu dùng cá nhân, cung - cầu, sản xuất, chi phí, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế, nghiên cứu chi tiết các quyết định của cá nhân về hàng hoá cụ thể, còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cái thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả một quốc gia như: tăng tưởng kinh tế, vấn đề lạm phát, thất nghiệp… Kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra hành lang an toàn, tạo môi trườ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Kinh tế vi mô: Phần 1 Chương 1: KINH TẾ VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến tức tổng quan về kinh tế học nói chung, kinh tế học vi mô nói riêng, đối tương, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô, hiểu rõ những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, bản chất và phương pháp của sự lựa chọn kinh tế tối ưu, sự khan hiếm của các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, các mô hình kinh tế và mười nguyên lý kinh tế học. 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Kinh tế học là gì? Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế học do mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau. Quan điểm thứ nhất: Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản (sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? SX cho ai?). Quan điểm thứ hai: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các hành vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế. Quan điểm thứ ba: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu các mối quan hệ giữa sản xuất, lưu thông, tiêu dùng. Trên cơ sở đó tìm ra mối quan hệ tối ưu để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Quan điểm thứ tư: Kinh tế học nghiên cứu các sự kiện, các hoàn cảnh và xu hướng phát triển của nó để có những chính sách phù hợp. Quan điểm thứ năm: Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu cách thức các xã hội sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng cạnh tranh. Quan điểm thứ sáu: Kinh tế học là khoa học nghiên cứu về những vấn đề về con người và xã hội về sự lựa chọn như thế nào để sử dụng những nguồn lực khan hiếm nhằm sản xuất ra những hàng hoá có giá trị và phân phối cho các thành viên trong xã hội để tiêu dùng . Với các quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng: kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất và phân phối những sản phẩm làm ra cho mọi thành viên trong xã hội. 1.1.2 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc - Kinh tế học thực chứng Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả. Kinh tế học thực chứng là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó mô tả, giải thích các hiện tượng, sự kiện, hoàn cảnh kinh tế một cách khách quan và khoa học. Ví dụ: Giá dầu mỏ trên thế giới tăng vào đầu thế kỷ 21 là do cầu về dầu mỏ tăng cao nhưng cung về dầu mỏ tăng ít hoặc giảm. - Kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân. Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến quan điểm đạo lý chính trị ở một quốc gia. Nó đưa ra những lời chỉ dẫn, khuyến cáo theo tiêu chuẩn cá nhân. Hay nói cách khác, kinh tế học chuẩn tắc hoàn toàn mang tính chủ quan. Ví dụ: Có nên lấy của người giàu chia cho người nghèo không? Đây là một đạo lý. Nếu có thì nên lấy bằng cách nào? Chắc chắn là phải dùng thuế. Thuế cao hay thấp thuộc kinh tế học chuẩn tắc. Dĩ nhiên kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc có quan hệ mật thiết với nhau, có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Cho nên khi nghiên cứu về kinh tế học, bạn luôn luôn nhớ tới sự phân biệt giữa các nhận định thực chứng và chuẩn tắc. Nhiều nội dung của kinh tế học chỉ nhằm lý giải cách thức vận hành của nền kinh tế. Nhưng mục tiêu của kinh tế học thường là cải thiện hoạt động của nền kinh tế. 1.1.3 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng đó là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế. Kinh tế vi mô nghiên cứu chi tiết các bộ phận cấu thành bức tranh lớn, còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, quan tâm tới bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế và quan tâm tới mục tiêu kinh tế của một quốc gia. a. Kinh tế học vi mô Kinh tế vi mô nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai để có thể đứng vững và phát triển cạnh tranh trên thị trường. Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế, tức là nó nghiên cứu các hành vi, các hoạt động của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ (doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, các chủ đất). Ví dụ: Hộ nông dân, doanh nghiệp nên sản xuất cái gì? Tại sao doanh nghiệp A lựa chọn chỉ tuyển thêm 6 lao động hay chỉ sản xuất lượng sản phẩm tối ưu (Q*) là 100. Tất cả những vấn đề trên thuộc lĩnh vực của các nhà kinh tế học vi mô. b. Kinh tế học vĩ mô Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hành vi của Nhà nước khi giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai trên tổng thể mỗi quốc gia. Kinh tế học vĩ mô là một môn khoa học xã hội, khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản ở tầm quốc gia và nhấn mạnh đến mối quan hệ tương tác trong nền kinh tế tổng thể. Ví dụ: Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu vấn đế sản lượng và tăng trưởng kinh tế, giá cả và lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế… c. Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề về tiêu dùng cá nhân, cung - cầu, sản xuất, chi phí, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế, nghiên cứu chi tiết các quyết định của cá nhân về hàng hoá cụ thể, còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cái thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả một quốc gia như: tăng tưởng kinh tế, vấn đề lạm phát, thất nghiệp… Kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra hành lang an toàn, tạo môi trườ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế vi mô Bài giảng kinh tế vi mô Lý thuyết kinh tế vi mô Lý thuyết người tiêu dùng Cung cầu hàng hóa Nghiên cứu kinh tế vi môGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 715 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 536 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
38 trang 230 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 227 1 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 214 0 0 -
229 trang 175 0 0
-
Bài giảng môn Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Chương 2 - Lưu Thị Phượng
51 trang 175 0 0 -
tài liệu môn Kinh tế vĩ mô_chương 1
10 trang 157 0 0