Bài giảng môn Nguyên lý kế toán: Phần 1 - Phạm Quỳnh Như
Số trang: 35
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.60 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán: Phần 1 gồm nội dung 3 chương đầu tài liệu. Nội dung phần này trình bày đối tượng, phương pháp và nguyên tắc kế toán, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tài khoản và ghi sổ kép.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán: Phần 1 - Phạm Quỳnh Như Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI GIẢNG MÔN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 440.004-441.004-442.004 NGƯỜI BIÊN SOẠN: PHẠM QUỲNH NHƯ TP.HCM 06- 2013 Page 1 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Nguyên lý kế toán là một môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế nên bài giảng này giúp cho các bạn sinh viên bước đầu tìm hiểu về Nguyên lý kế toán, từ đó làm nền tảng cho việc học tiếp môn học Kế toán tài chính và Kế toán quản trị. Bài giảng này gồm 8 chương cụ thể như sau: Chương 1: Đối tượng, phương pháp và nguyên tắc kế toán Chương 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán Chương 5: Chứng từ và kiểm kê Chương 6: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp Chương 7: Sổ kế toán- Kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ kế toán và các hình thức kế toán Chương 8: Tổ chức công tác kế toán, tự kiểm tra kế toán Trong quá trình soạn bài giảng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, mong có sự đóng góp ý kiến của các anh chị đồng nghiệp và các bạn sinh viên để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Page 2 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 1.1. Lịch sử kế toán Sự hình thành của kế toán xuất hiện cùng một lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người. Lịch sử kế toán có từ thời thượng cổ, khoảng 5-6 ngàn năm trước công nguyên. Kế toán ở nước ta từ năm 1945 đã được Nhà nước đưa vào sử dụng chủ yếu cho việc quản lý thu chi ngân sách. Thời gian này kế toán cũng đã được sử dụng trong một số xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các xí nghiệp phục vụ quốc phòng. Từ năm 1954 miền Bắc chuyển sang việc xây dựng nền kinh tế- xã hội thì kế toán được sử dụng như là một công cụ phản ánh và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung đến ngày 1-11-1995, Bộ Tài chính đã ban hành chính thức chế độ kế toán doanh nghiệp. Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực , kịp thời, công khai, minh bạch, từ năm 2001 đến năm 2003 Bộ Tài chính đã lần lượt ban hành các chuẩn mực kế toán và Luật kế toán. 1.2. Định nghĩa và phân loại kế toán 1.2.1. Định nghĩa về kế toán Theo Luật kế toán Việt Nam thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Từ định nghĩa, ta có thể ghi nhận những yếu tố cần thiết của kế toán: Kế toán là sự ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua các tài khoản của kế toán Ghi chép trên các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán. Ghi chép những tình trạng thay đổi của các sự giao dịch, quan hệ với nhau. Ghi chép, phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi đối với tài sản của doanh nghiệp. 1.2.1. Phân loại kế toán: Phân loại theo tính chất và đối tượng sử dụng thông tin gồm có kế toán tài chính và kế toán quản trị NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Page 3 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Người sử dụng thông tin bên ngoài và kế toán tài chính Hệ thống kế toán tài chính: Cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài Tuân thủ những nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán quy định Thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm cung cấp BCTC Người sử dụng bên trong và Kế toán quản trị Kế toán quản trị Cung cấp thông tin cho người sử dụng ở bên trong (ban quản lý) Thông tin trình bày trên báo cáo quản trị (báo cáo nội bộ) Quan hệ của những người sử dụng thông tin Page 4 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 1.3. Môi trường kế toán 1.3.1. Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nơi phát sinh các hoạt động kinh tế, mỗi thay đổi của nền kinh tế làm phát sinh những hoạt động kinh tế mới đều đòi hỏi kế toán phải có những thay đổi thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập-xử lý và cung cấp thông tin. Môi trường kinh tế bao gồm: Nền kinh tế- cơ chế quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế, thị trường chứng khoán, lạm phát, giải thể, phá sản… 1.3.2. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán căn cứ vào đó để hành nghề, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với luật pháp đã quy định. Hệ thống văn bản pháp quy của kế toán Page 5 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 1.4. Đối tượng kế toán Một doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, các nghiệp vụ kinh tế này làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tất cả các nghiệp vụ này đều được kế toán ghi chép bằng thước đo tiền tệ. Đơn vị tiền tệ mà doanh nghiệp sử dụng dựa vào quốc gia mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Ví dụ như ở Mỹ l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán: Phần 1 - Phạm Quỳnh Như Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI GIẢNG MÔN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 440.004-441.004-442.004 NGƯỜI BIÊN SOẠN: PHẠM QUỲNH NHƯ TP.HCM 06- 2013 Page 1 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Nguyên lý kế toán là một môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế nên bài giảng này giúp cho các bạn sinh viên bước đầu tìm hiểu về Nguyên lý kế toán, từ đó làm nền tảng cho việc học tiếp môn học Kế toán tài chính và Kế toán quản trị. Bài giảng này gồm 8 chương cụ thể như sau: Chương 1: Đối tượng, phương pháp và nguyên tắc kế toán Chương 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán Chương 5: Chứng từ và kiểm kê Chương 6: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp Chương 7: Sổ kế toán- Kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ kế toán và các hình thức kế toán Chương 8: Tổ chức công tác kế toán, tự kiểm tra kế toán Trong quá trình soạn bài giảng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, mong có sự đóng góp ý kiến của các anh chị đồng nghiệp và các bạn sinh viên để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Page 2 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 1.1. Lịch sử kế toán Sự hình thành của kế toán xuất hiện cùng một lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người. Lịch sử kế toán có từ thời thượng cổ, khoảng 5-6 ngàn năm trước công nguyên. Kế toán ở nước ta từ năm 1945 đã được Nhà nước đưa vào sử dụng chủ yếu cho việc quản lý thu chi ngân sách. Thời gian này kế toán cũng đã được sử dụng trong một số xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các xí nghiệp phục vụ quốc phòng. Từ năm 1954 miền Bắc chuyển sang việc xây dựng nền kinh tế- xã hội thì kế toán được sử dụng như là một công cụ phản ánh và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung đến ngày 1-11-1995, Bộ Tài chính đã ban hành chính thức chế độ kế toán doanh nghiệp. Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực , kịp thời, công khai, minh bạch, từ năm 2001 đến năm 2003 Bộ Tài chính đã lần lượt ban hành các chuẩn mực kế toán và Luật kế toán. 1.2. Định nghĩa và phân loại kế toán 1.2.1. Định nghĩa về kế toán Theo Luật kế toán Việt Nam thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Từ định nghĩa, ta có thể ghi nhận những yếu tố cần thiết của kế toán: Kế toán là sự ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua các tài khoản của kế toán Ghi chép trên các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán. Ghi chép những tình trạng thay đổi của các sự giao dịch, quan hệ với nhau. Ghi chép, phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi đối với tài sản của doanh nghiệp. 1.2.1. Phân loại kế toán: Phân loại theo tính chất và đối tượng sử dụng thông tin gồm có kế toán tài chính và kế toán quản trị NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Page 3 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Người sử dụng thông tin bên ngoài và kế toán tài chính Hệ thống kế toán tài chính: Cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài Tuân thủ những nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán quy định Thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm cung cấp BCTC Người sử dụng bên trong và Kế toán quản trị Kế toán quản trị Cung cấp thông tin cho người sử dụng ở bên trong (ban quản lý) Thông tin trình bày trên báo cáo quản trị (báo cáo nội bộ) Quan hệ của những người sử dụng thông tin Page 4 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 1.3. Môi trường kế toán 1.3.1. Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nơi phát sinh các hoạt động kinh tế, mỗi thay đổi của nền kinh tế làm phát sinh những hoạt động kinh tế mới đều đòi hỏi kế toán phải có những thay đổi thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập-xử lý và cung cấp thông tin. Môi trường kinh tế bao gồm: Nền kinh tế- cơ chế quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế, thị trường chứng khoán, lạm phát, giải thể, phá sản… 1.3.2. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán căn cứ vào đó để hành nghề, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với luật pháp đã quy định. Hệ thống văn bản pháp quy của kế toán Page 5 Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 1.4. Đối tượng kế toán Một doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, các nghiệp vụ kinh tế này làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tất cả các nghiệp vụ này đều được kế toán ghi chép bằng thước đo tiền tệ. Đơn vị tiền tệ mà doanh nghiệp sử dụng dựa vào quốc gia mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Ví dụ như ở Mỹ l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Nguyên lý kế toán Nguyên lý kế toán Phần 1 Phương pháp kế toán Nguyên tắc kế toán Bảng cân đối kế toán Báo cáo kế toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
88 trang 233 1 0
-
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán part 4
50 trang 227 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn - Lương Xuân Minh (p2)
5 trang 200 0 0 -
Đề thi tốt nghiệp môn tiền tệ ngân hàng
11 trang 195 0 0 -
báo cáo thực tập công ty than hồng thái
97 trang 147 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý kế toán (Lê Thị Minh Châu) - Chuyên đề 1 Tổng quan về kế toán
11 trang 138 0 0 -
Lý thuyết và hệ thống bài tập Nguyên lý kế toán (Tái bản lần thứ 8): Phần 1 - PGS.TS. Võ Văn Nhị
115 trang 137 2 0 -
Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán
7 trang 129 0 0 -
bài tập và bài giải lý thuyết hạch toán kế toán
15 trang 123 0 0 -
Báo cáo: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Hóa Mỹ Phẩm Hòa Hợp
33 trang 118 0 0