Danh mục

Bài giảng Ngoại bệnh lý 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 989.83 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Ngoại bệnh lý 3 tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức về: tắc động mạch cấp tính; ung thư dạ dày; ung thư gan nguyên phát; lồng ruột nhũ nhi; giãn đại tràng bẩm sinh; dị tật hậu môn - trực tràng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Ngoại bệnh lý 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Chương IV. TẮC ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH ThS.Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh I. Thông tin chung 1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về bệnh học tắc động mạch chi cấp tính. 2. Mục tiêu học tập 2.1. Trình bày được các nguyên nhân cơ bản gây tắc động mạch cấp tính ở chi. 2.2. Trình bày được chẩn đoán bệnh tắc động mạch cấp tính ở chi. 2.3. Trình bày được nguyên tắc điều trị bệnh tắc động động mạch cấp tính ở chi. 3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức tổng quát về bệnh học tắc động mạch chi cấp tính vào khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lý tắc động mạch chi cấp tính. 4. Tài liệu giảng dạy 4.1. Bài giảng Gs. Hà Văn Quyết (2020). Bài giảng bệnh học Ngoại khoa, ĐH Y Hà Nội, NXB Y học. 4.2. Tài liệu tham khảo PGs. Phạm Văn Lình (2008). Ngoại Bệnh Lý – tập II, Bộ Y Tế, NXB Y học. 5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. II. Nội dung chính 1. ĐẠI CƯƠNG Khái niệm động mạch (ĐM) chi bao gồm ĐM trục chính nuôi chi, mà khi bị tắc nghẽn sẽ gây thiếu máu, có thể dẫn đến hoại tử chi. Ở chi trên gồm: ĐM nách, cánh tay, quay và trụ. Ở chi dưới gồm: ĐM chậu ngoài, đùi chung, đùi nông, đùi sâu, khoeo, chày trước và chày sau. Thiếu máu chi là hậu quả của nhiều bệnh lí khác nhau gây hẹp hoặc tắc các ĐM TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 61 cấp máu nuôi chi. Tùy theo mức độ và tiến triển của thiếu máu chi mà có thể chia ra: thiếu máu chi cấp tính, thiếu máu mạn tính và bán cấp tính chi. “Thiếu máu cấp tính chi” (acute ischemia) xảy ra khi lưu thông dòng máu bình thường bị tắc một cách đột ngột trong các ĐM lớn nuôi chi, gây nên hội chứng thiếu máu cấp tính cho đoạn chi phía dưới. Tiến triển của thiếu máu chi rất nhanh và nặng (trong vài giờ), nên bệnh này được coi là cấp cứu ưu tiên số 1 trong thực hành lâm sàng. Có hai nguyên nhân chính gây tắc ĐM chi đột ngột: + Thuyên tắc ĐM (emboli): Dị vật (máu cục, mảnh sùi, mảng xơ vữa, ...) từ nơi khác trôi theo dòng máu đến gây tắc ĐM. Đây là nguyên nhân chính gây thiếu máu chi cấp tính. + Huyết khối ĐM (thrombosis): Là huyết khối được hình thành tại chổ trong ĐM chi do các yếu tố bệnh lý mạch máu, loại này ít gặp trên lâm sàng. Trong các giai đoạn tiến triển của hội chứng thiếu máu mạn tính chi, có th ể xuất hiện một đợt thiếu máu trầm trọng (critical ischemia), đa số nguyên nhân do huyết khối hình thành tại chổ (thrombosis) gây tắc trục ĐM chính nuôi chi trên nền một hệ thống ĐM bệnh lý, ví dụ một đường tuần hoàn phụ quan trọng hay một ĐM chính bị hẹp - chưa tắc hẳn. Do bệnh tiến triển khá cấp tính với biểu hiện lâm sàng của thiếu máu giống với hội chứng thiếu máu chi cấp tính - nên có thể gọi là “thiếu máu chi bán cấp tính”. Thăm khám lâm sàng đóng vai trò chính trong chẩn đoán thiếu máu cấp tính chi. Tiên lượng điều trị đối với thiếu máu chi cấp tính là khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và can thiệp cấp cứu loại bỏ dị vật kịp thời. Cách đây trên 80 năm, điều trị thiếu máu chi cấp tính chỉ có một phương pháp duy nhất là cắt cụt. Từ năm 1911, sau lần đầu tiên người ta thực hiện thành công lấy cục máu gây thuyên tắc, khi đó mới xuất hiện nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Cuộc cách mạng trong điều trị thiếu máu cấp tính ở chi xảy ra sau khi ra đời Heparin (1914), kỹ thuật lấy cục máu thuyên tắc bằng sond Fogarty (1963) và kỹ thuật tái lập lưu thông mạch máu bằng phẫu thuật cấp cứu. TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 62 Đây là một cấp cứu nội - ngoại khoa mạch máu, đòi hỏi phải nhập viện kịp thời, chẩn đoán nhanh và điều trị cấp cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong hiện nay vẫn còn khoảng 20 - 25%, và khả năng bệnh nhân xuất viện đi trên hai chân nguyên vẹn chỉ chiếm khoảng 70% các trường hợp. Gọi là thiếu máu cấp tính ở chi khi thiếu máu đóng vai trò tiên lượng cho sự sống của chi nếu không can thiệp cấp cứu trong vài giờ (trước 6 giờ). 2. BỆNH NGUYÊN Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây thiếu máu cấp tính ở chi, đó là từ nguồn gốc gây thuyên tắc, huyết khối tắc mạch cấp và do chấn thương ĐM. 2.1. Thuyên tắc mạch máu Thuyên tắc là do một cục máu đông từ nơi khác di chuyển đến do tắc mạch. ...

Tài liệu được xem nhiều: