Bài giảng Nguyên lý hạch toán kế toán 1: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
Số trang: 88
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.50 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của bài giảng "Nguyên lý hạch toán kế toán 1" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: báo cáo tài chính; những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính; bảng cân đối kế toán (B01-DN); bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN); báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý hạch toán kế toán 1: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh CHƯƠNG 6: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6.1. Khái quát về báo cáo tài chính 6.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính là tài liệu tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn... của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất. Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... phục vụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các báo cáo kế toán nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là những đối tượng có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp . Các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính đòi hỏi việc đánh giá về năng lực của doanh nghiệp để tạo ra nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính gồm: - Các nhà quản lý doanh nghiệp. - Các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước. - Các đối tượng khác (các chủ nợ hiện tại và tương lai, các nhà đầu tư, người cung cấp...). 6.1.2. Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính Để đảm bảo được những yêu cầu đối với báo cáo tài chính thì việc lập hệ thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: 1- Kinh doanh liên tục: Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cầnphải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải đượclập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinhdoanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phảingừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếuGiám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liênquan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt độngliên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáotài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùngvới cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi làđang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứngđầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trongvòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. 1- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Trừ các thông tin có liên quan đến lưu chuyển tiền, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc dồn tích.Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. 3- Nguyên tắc nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: a/ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc b/ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. 4- Tính trọng yếu và sự hợp nhất: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì có thể có ảnh hưởngtới việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin dựa trên các báo cáo tàichính. Để xác định một khoản mục ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý hạch toán kế toán 1: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh CHƯƠNG 6: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6.1. Khái quát về báo cáo tài chính 6.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính là tài liệu tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn... của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất. Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... phục vụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các báo cáo kế toán nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là những đối tượng có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp . Các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính đòi hỏi việc đánh giá về năng lực của doanh nghiệp để tạo ra nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính gồm: - Các nhà quản lý doanh nghiệp. - Các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước. - Các đối tượng khác (các chủ nợ hiện tại và tương lai, các nhà đầu tư, người cung cấp...). 6.1.2. Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính Để đảm bảo được những yêu cầu đối với báo cáo tài chính thì việc lập hệ thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: 1- Kinh doanh liên tục: Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cầnphải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải đượclập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinhdoanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phảingừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếuGiám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liênquan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt độngliên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáotài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùngvới cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi làđang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứngđầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trongvòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. 1- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Trừ các thông tin có liên quan đến lưu chuyển tiền, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc dồn tích.Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. 3- Nguyên tắc nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: a/ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc b/ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. 4- Tính trọng yếu và sự hợp nhất: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì có thể có ảnh hưởngtới việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin dựa trên các báo cáo tàichính. Để xác định một khoản mục ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Nguyên lý hạch toán kế toán 1 Nguyên lý hạch toán kế toán Báo cáo tài chính Nguyên tắc lập báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệTài liệu liên quan:
-
18 trang 463 0 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 389 1 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 301 1 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 299 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 279 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 263 0 0 -
88 trang 237 1 0
-
128 trang 226 0 0
-
9 trang 210 0 0
-
6 trang 207 0 0