Danh mục

Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 3 - ThS. Hoàng Thùy Dương

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 529.07 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Nguyên lý kế toán: Chương 3 - Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Một số đối tượng chủ yếu cần tính giá; Các nguyên tắc kế toán có liên quan; Yêu cầu và nguyên tắc tính giá; Phương pháp tính giá hàng tồn kho; Tính giá Tài sản cố định. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 3 - ThS. Hoàng Thùy Dương CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Một số đối tượng chủ yếu cần tính giá: • Tính giá hàng tồn kho • Tính giá tài sản cố định • Tính giá thành phẩm, dịch vụ • Lập dự phòng giảm giá cho các đối tượng kế toán: Hàng tồn kho, chứng khoán, nợ phải thu khó đòi. Các nguyên tắc kế toán có liên quan: Nguyên tắc giá gốc, hoạt động liên tục, thận trọng và nhất quán. 35 Yêu cầu và nguyên tắc tính giá  Yêu cầu: • Tính giá phải đảm bảo tính chính xác • Tính giá phải đảm bảo tính thống nhất Nguyên tắc: • Phải xác định đối tượng tính giá phù hợp • Phải phân loại chi phí hợp lý • Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp 36 + Phải phân loại chi phí hợp lý Theo lĩnh vực, chi phí có thể chia làm 4 loại bao gồm : chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. • Chi phí thu mua • Chi phí sản xuất • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp • Chi phí nhân công trực tiếp • Chi phí sản xuất chung • Chi phí bán hàng • Chi phí quản lý doanh nghiệp 37 + Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp: Công thức phân bổ chi phí như sau : Tổng chi phí cần Mức chi phí phân bổ phân bổ cho Tiêu thức của từng đối = x từng đối tượng Tổng tiêu thức tượng phân bổ 38 3.2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho Hàng tồn kho bao gồm: • Hàng mua đang đi đường • Nguyên liệu, vật liệu • Công cụ, dụng cụ • Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang • Thành phẩm • Hàng hoá • Hàng gửi đi bán • Hàng hoá kho bảo thuế • Hàng hoá bất động sản 39 3.2.1. Tính giá nhập hàng tồn kho (Giá nhập kho) a, Đối với hàng tồn kho mua vào Tính giá nhập kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá mua về nhập kho B1: Xác định giá trị mua vào bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn, trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua, cộng (+) các khoản thuế không được khấu trừ như: thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt. B2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong định mức cho phép. B3: Tổng hợp giá nhập kho bao gồm giá mua và chi phí thu mua. 40 Giá Giá mua Chi Giảm nhập (bao phí giá, kho gồm các thu chiết thực khoản mua khấu tế thuế thươn hàng không g mại tồn được kho khấu trừ) 41 Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp mua hàng về nhập kho phải trả thuế GTGT (VAT) thì hạch toán theo 1 trong 2 trường hợp sau: • Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT được tính vào giá nhập kho của hàng mua về • Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT không được tính vào giá nhập kho của hàng hoá mua về Nếu giá mua đã bao gồm cả thuế GTGT thì tách thuế ra như sau: Ví dụ: Giá có thuế GTGT 10%: 110.000đ Giá chưa thuế = 110.000/1,1 = 100.000đ 42 b, Đối với hàng tồn kho tự sản xuất ra Hàng tồn kho tự sản xuất, chế biến được gọi là sản phẩm hay thành phẩm Giá nhập kho của sản phẩm, dịch vụ/thành phẩm (giá thành) là tổng chi phí sản xuất sản phẩm, bao gồm: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp • Chi phí nhân công trực tiếp • Chi phí sản xuất chung 43 CÁC BƯỚC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM B1: Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. B2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung B3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ B4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSXDD ĐK + CPSX PS TK – CPSXDD CK Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành / Số lượng SP hoàn thành 44 Để quản lý hàng tồn kho, đơn vị sử dụng một trong hai phương pháp sau: • Phương pháp kê khai thường xuyên: theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng tồn kho trên sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ nhập hoặc xuất hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng xuất kho trong kỳ • Phương pháp kiểm kê định kỳ: chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập kho, không theo dõi các nghiệp vụ xuất kho trong kỳ. Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê hàng tồn kho rồi từ đó xác định giá trị hàng xuất kho trong kỳ theo công thức dưới đây. Giá trị hàng xuất kho trong kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho cuối ...

Tài liệu được xem nhiều: